Nội dung chính
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, việc phòng tránh tiểu đường thai kỳ là điều mà các mẹ luôn chủ quan dẫn đến nhiều biến chứng không đáng có. Nếu không may mắc phải tình trạng này, các mẹ cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Nội dung bài viết dưới đây Papaya sẽ chia sẻ cách ngăn ngừa tiểu đường và một số lưu ý nhằm giúp các mẹ có một kỳ thai thật an toàn và khỏe mạnh.
Cách tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ bầu cần biết - Nguồn ảnh: Canva
I. Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi với cái tên đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Hiện tượng này được phát hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ.
Tuyến tụy là cơ quan tạo ra hormone có tên là insulin giúp vận chuyển đường vào các tế bào trong cơ thể cũng như giảm được lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu không sản sinh đủ insulin để điều hòa lượng đường thì sẽ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vậy làm sao để biết mình có bị tiểu đường trong thai kỳ hay không?
Để biết được rất đơn giản, các sản phụ chỉ cần đến thăm khám tại cơ sở y tế để được kiểm tra đường huyết. Bà bầu chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi:
- Đường huyết bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 200mg/dl.
- Đường huyết lúc đói của mẹ bầu lớn hơn hoặc bằng 126mg/dl.
- Ngoài ra, làm xét nghiệm bằng phương pháp dung nạp đường cho ra kết quả dương tính là mắc phải tiểu đường thai kỳ.
➡ Xem thêm: Bao nhiêu tuần thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
II. Những dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ thường không biểu hiện ràng. Nhưng mẹ bầu cũng có thể sẽ gặp một số triệu chứng giống những người mắc đái tháo đường như:
- Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần.
- Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
- Vùng kín của mẹ bầu bị nấm men gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
- Khi bị té ngã hay trầy xước, các vết thương khó lành mặc dù đã dùng thuốc điều trị.
III. Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế, các mẹ cần có một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Song song với đó là luôn kiểm soát cân nặng của mình trong thai kỳ, có chế độ vận động phù hợp và tránh xa những chất kích thích. Cụ thể như sau:
1. Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, người Việt Nam cho rằng các mẹ bầu cần phải ăn thật nhiều để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng quan niệm này không đúng bởi không phải tất cả những gì người mẹ ăn vào thì con đều hấp thụ được.
Chính vì vậy, trong suốt thai kỳ, các mẹ không chỉ kiểm soát cân nặng của mình mà còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để sự tăng cân của thai nhi là phù hợp.
Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 - 24,9), mức tăng cân của mẹ bầu trong quá trình mang thai nên đạt từ 10 đến 12 kg. Cụ thể:
- 3 tháng đầu: tăng 1 kg.
- 3 tháng giữa: tăng từ 4 - 5 kg.
- 3 tháng cuối: 5 - 6 kg.
2. Thực phẩm lành mạnh - chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ bầu cần có một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng - Nguồn ảnh: Canva
Nhằm phòng tránh tiểu đường thai kỳ cũng như giúp cho sự phát triển của trẻ tối đa, các mẹ cần đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng thực phẩm lành mạnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý được hiểu là phải đảm bảo nguyên tắc đủ về lượng và đúng về chất. Trong giai đoạn mang thai, bác sĩ khuyến khích các mẹ nên cân đối 4 nhóm chất là sắt, axit folic (Vitamin B9), canxi và DHA.
Bên cạnh chọn những thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì các mẹ cũng nên sử dụng những thực phẩm hữu cơ bởi chúng không chứa những chất độc hại trong quá trình nuôi trồng cây.
Hạn chế sử dụng đường thô thay vì vậy có thể nạp đường từ trái cây như việt quất, táo, chuối...
3. Vận động nhẹ nhàng
Cùng với chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, các mẹ cũng nên có một chế độ vận động hợp lý để mang đến cho mẹ và bé một thai kỳ khỏe mạnh.
Vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp các mẹ tiêu thụ lượng đường vào cơ thể, kiểm soát được glucose huyết tương và giảm sự đề kháng của insulin giúp điều hòa đường máu.
IV. Một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh những phương pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ, quá trình chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên và không nên ăn những gì để tránh những hậu quả nặng nề, làm sao để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát được đường huyết mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bởi vậy, các mẹ hãy lưu tâm một số lưu ý dưới đây nhé!
Những thực phẩm nên ăn
Quá trình chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng - Nguồn ảnh: Canva
Thai phụ được khuyến nghị nên ăn những thực phẩm khi mắc tiểu đường bao gồm:
- Thịt nạc, cá, đậu hũ, các loại sữa không đường và không béo.
- Ăn những thực phẩm ít làm tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, những loại trái cây ít ngọt, rau củ quả và rau xanh.
- Các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo lượng đường trong máu không quá cao. Một ngày nên ăn 3 bữa chính và từ 1 đến 2 bữa ăn phụ.
Thực phẩm cần hạn chế
Bên cạnh đó, các mẹ nên kiêng những thực phẩm như:
- Những loại thực phẩm làm tăng đường huyết như: bánh kẹo, chè ngọt, kem và trái cây ngọt gắt.
- Không ăn những món ăn gây tăng mỡ trong máu như lòng đỏ trứng, đồ chiên xào, đồ nội tạng (tim, thận, gan,...).
- Khi bị tiểu đường, các mẹ nên giảm ăn mặn và không ăn những thực phẩm được chế biến sẵn để ngăn ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,...
- Một điều đáng lưu ý hơn là các mẹ cần giảm uống nước ngọt, những loại nước ép trái cây ngọt gắt, rượu chè, cà phê,.. mặc dù là những món đồ nước yêu thích của mình.
👉 Có thể mẹ bầu cũng quan tâm đến: Gợi ý 7 thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
Một thai kỳ khỏe mạnh và con được phát triển tốt nhất thì các mẹ cần đủ sức khỏe bền vững để đồng hành cùng con. Tiểu đường thai kỳ thật sự nguy hiểm nhưng nếu các mẹ thực hiện đúng những khuyến cáo y tế, duy trì thói quen lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp thì hoàn toàn có thể phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ thật an toàn và thành công.