Nội dung chính
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh sản khoa mà không mẹ bầu nào mong muốn xảy ra bởi nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Vậy mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm đo tiểu đường thai kỳ khi nào? Cách ngăn ngừa bệnh lý này ra sao? Bài viết dưới đây Papaya sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp các mẹ bầu nắm rõ được tầm quan trọng của việc xét nghiệm này.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm - Nguồn ảnh: Canva
1. Thế nào là tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng cơ thể có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường của thai phụ. Bệnh lý này thường sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai và kết thúc khi em bé ra đời. Tuy nhiên, nếu bệnh ngoài tầm kiểm soát thì có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Khi mang thai, nhau thai của mẹ bầu sẽ tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất ra insulin để xử lý tình trạng trên nhưng nếu không sản sinh đủ thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Điều này là nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, có một số nguy cơ khiến mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ cao như:
- Gia đình từng có người bị tiểu đường.
- Mẹ bầu đã từng bị tiểu đường ở lần mang thai trước.
- Chỉ số cơ thể lớn hơn 30 hoặc mẹ bầu bị thừa cân, béo phì.
- Sản phụ bị biến chứng thai sản như: sinh non, thai lưu không tìm ra nguyên nhân chính xác.
2. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ.
Trong trường hợp không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho sản phụ và em bé. Cụ thể là:
- Tiểu đường thai kỳ làm tăng khả năng sinh non của mẹ bầu (trước tuần thứ 37).
- Em bé khi sinh ra dễ bị hạ đường huyết hoặc khả năng bị vàng da và mắt.
- Nếu mẹ bầu bị quá nặng thì có thể dẫn tới thai nhi chết lưu (trường hợp tương đối hiếm).
- Nguy cơ bị tiền sản giật tăng cao. Đây là tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể gây ra các biến chứng của thai kỳ.
- Hàm lượng polyhydramnios - quá nhiều nước ối là chất lỏng bao quanh em bé trong bụng mẹ. Điều này gây ra hiện tượng sinh sớm hoặc gặp các vấn đề khi sinh.
- Lượng đường trong máu của mẹ bầu cao sẽ khiến đường trong máu của em bé cũng cao. Điều này khiến cho cân nặng của trẻ phát triển hơn bình thường gây khó chịu cho người mẹ. Bên cạnh đó, cân nặng của bé còn gây những khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
Việc xét nghiệm để đo tiểu đường thai kỳ cực kỳ cần thiết - Nguồn ảnh: Canva
Tiểu đường thai kỳ không có những biểu hiện rõ ràng. Bởi vậy, việc xét nghiệm đo tiểu đường thai kỳ là phương pháp duy nhất giúp phát hiện ra bệnh lý này. Phát hiện và điều trị bệnh sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự an toàn cho mẹ và bé.
3. Đo tiểu đường thai kỳ được thực hiện như thế nào?
Đo tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện ở tất cả các mẹ bầu. Từ đó có thể sàng lọc được các nguy cơ gây hại cho mẹ bầu và em bé. Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ được thực hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28.
Phương pháp xét nghiệm sẽ dựa vào dung nạp đường glucose qua đường ống và thường được thực hiện vào buổi sáng. Trước khi tiến hành, các mẹ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ nhưng không quá 12 giờ. Các sản phụ sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm:
- Lần 1: Lấy ngay khi đói.
- Lần 2: Mẹ bầu sẽ được uống nước có pha glucose trong 3 - 5 phút. Sau 1 tiếng sẽ được chỉ định lấy máu lần 2.
- Lần 3: 2 giờ đồng hồ sau khi uống nước pha đường glucose.
Việc đo tiểu đường thai kỳ có thể khiến các mẹ buồn nôn hoặc chóng mặt khi uống dung dịch đường. Tuy nhiên, các mẹ đừng lo vì điều này sẽ không gây hại cho mẹ và bé. Đây là hiện tượng bình thường khi tiến hành xét nghiệm tiểu đường.
Việc đo tiểu đường thai kỳ có thể khiến các mẹ buồn nôn hoặc chóng mặt - Nguồn ảnh: Canva
4. Những lưu ý để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ đang dần trở thành một vấn đề đáng lo ngại với sức khoẻ của các mẹ bầu. Trong khi các sản phụ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đo tiểu đường thai kỳ thì căn bệnh này vẫn còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, xét nghiệm là điều ưu tiên nhưng bên cạnh đó các bầu cũng nên lưu tâm một số lưu ý dưới đây để phòng tránh nguy cơ mắc tiểu đường:
- Ăn uống lành mạnh và khoa học: Các mẹ bầu nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Ngoài ra, ăn những loại rau củ quả, rau xanh và ngũ cốc để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.
- Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, đạp xe, yoga,... là những cách để các mẹ không phải ngồi một chỗ. Tuy nhiên, các mẹ nên nhớ là không tập luyện quá sức trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và em bé trong bụng.
- Giảm cân trước khi có kế hoạch mang thai: Giảm cân trước khi mang thai sẽ giúp cho các mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh. Các mẹ có thể tự động viên mình bằng những lợi ích lâu dài mà nó mang lại. Nhờ thế, các mẹ sẽ có một sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai và cả sau khi sinh em bé.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên tránh một số thực phẩm như:
- Kẹo ngọt.
- Đồ chiên dầu mỡ.
- Thực phẩm có nhiều tinh bột như khoai tây trắng hoặc gạo trắng.
- Những loại nước uống có đường như soda, nước đóng hộp và đồ uống quá ngọt.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì thế, ngoài việc đo tiểu đường thai kỳ thì các mẹ cần kiểm soát dị tật thai nhi, cân nặng của mẹ và những dấu hiệu bất thường để có các biện pháp phù hợp kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về tiểu đường thai kỳ, từ đó sẽ có một quá trình mang thai thật an toàn và thành công.