Quay lạiQuay lại

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không và 05 lưu ý quan trọng

2/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
II. 05 dấu hiệu phổ biến thường gặp ở tiểu đường thai kỳ
III. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?
1. Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ
2. Tác động của tiểu đường đối với thai nhi
IV. Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nếu không có một chế độ chăm sóc chặt chẽ và kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Vậy tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không? Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ cũng như phương pháp phòng tránh cần thiết.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu - Nguồn ảnh:  Canva

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu - Nguồn ảnh: Canva

I. Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. Bệnh này thường hình thành và phát triển từ tuần thai thứ 24 đến 28. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ, gây ra những biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi so với bình thường. Bên cạnh đó, insulin được sản xuất ra để điều hoà glucose cũng theo đó bị suy giảm. Điều này làm rối loạn quá trình sản sinh khiến glucose trong máu tăng cao, gây nên hiện tượng tiểu đường thai kỳ. 

Ngoài ra, phụ nữ trong lúc mang bầu có thể tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Mang thai trên 35 tuổi.
  • Thai phụ bị thừa cân trước khi mang thai.
  • Phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Trong lúc mang thai, cân nặng tăng nhanh chóng và không kiểm soát được.
  • Có tiền sử người thân (cha mẹ, anh chị em,...) mắc phải tiểu đường tuýp 2.
  • Đã từng sinh em bé nặng hơn 4kg hoặc mẹ bầu gặp hiện tượng thai lưu, sinh con bị dị tật và sinh non.

II. 05 dấu hiệu phổ biến thường gặp ở tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, trước hết các mẹ cần phải nhận biết những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ từ đó có thể phát hiện và can thiệp kịp thời nhằm giảm mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ và bé.

5 biểu hiện của tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thai phụ có dấu hiệu bị sụt cân, mệt mỏi và thiếu sức sống.
  • Mẹ bầu cảm thấy khát nước thường xuyên, hay thức giữa đêm để uống nước.
  • Khi không may bị trầy xước, cơ thể hay vết thương sẽ mất rất nhiều thời gian để lành.
  • Thai phụ dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, tuy đã dùng thuốc để điều trị nhưng không hiệu quả.
  • Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với những sản phụ khác.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và xét nghiệm đo tiểu đường thai kỳ. Từ đó có thể được chẩn đoán một cách chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan và dùng thuốc tùy tiện.

Dấu hiệu phổ biến thường gặp ở tiểu đường thai kỳ - Nguồn ảnh:  Canva

Dấu hiệu phổ biến thường gặp ở tiểu đường thai kỳ - Nguồn ảnh: Canva

III. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?

Vậy tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn rằng có nếu các mẹ không được chăm sóc kỹ càng và điều trị cẩn thận. Trường hợp không được kiểm soát kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao gây ra một số biến chứng nặng nề cho mẹ và bé. 

1. Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ

Tăng huyết áp và bị tiền sản giật là 2 biến chứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến em bé trong bụng quá to không thể sinh thường được. Chính vì thế, nhiều khả năng các mẹ sẽ phải sinh mổ nếu không may bị tiểu đường. 

Ngoài ra, mẹ bầu có thể mắc các biến chứng như:

  • Khả năng sinh non rất cao.
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên ở các mẹ.
  • Có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tương lai có thể mắc tiểu đường thai kỳ lần nữa. Không chỉ vậy, các mẹ còn có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khi về già.

2. Tác động của tiểu đường đối với thai nhi

Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng sẽ kéo theo cân nặng của thai nhi phát triển quá mức. Điều này làm tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi em bé sắp chào đời. Ngoài ra, nguy cơ sinh non sẽ khiến trẻ bị thiếu tháng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ nhỏ về sau.

Thêm vào đó, việc em bé được sinh sớm hơn dự định ở các mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể mắc hội chứng suy hô hấp và dẫn tới hiện tượng khó thở ở trẻ. Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây ra sự co giật ở trẻ và khả năng bé khi sinh ra dễ bị béo phì rất lớn. Trường hợp nặng nhất nếu không điều trị là sự chết thai lưu từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi mới sinh.

IV. Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối cả. Nhưng nếu các mẹ hiểu được tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không và duy trì thói quen sống lành mạnh thì sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp các mẹ đã từng bị bệnh từ trước thì việc tuân thủ những thói quen ấy vẫn giảm phần nào khả năng mắc tiểu đường ở lần mang thai kế tiếp. 

Sau đây là một biện pháp giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Ưu tiên chọn những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ hơn là những thực phẩm mình ưa thích. Các mẹ có thể chọn những món đồ ăn giàu chất xơ, ít chất béo và calo như: trái cây, rau củ quả, ngũ cốc,...
  • Hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động một cách nhẹ nhàng và hợp lý. Các mẹ bầu có thể tưới cây, lau dọn nhà cửa (tránh việc nặng nhọc), đi bộ, tập yoga,... để đảm bảo sức khoẻ tốt cho mẹ và thai nhi.
  • Thừa cân hay béo phì là tiền mang thai của tiểu đường thai kỳ. Do đó, các mẹ cần giữ cho mình một cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai từ đó thể trạng mẹ sẽ luôn trong trạng thái tốt và làm nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tránh tăng cân không kiểm soát là điều được khuyến nghị khi mang thai. Việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến các mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Bởi vậy, hãy đi khám thai định kỳ để bác sĩ chỉ dẫn mức tăng cân hợp lý cho các mẹ bầu.
Không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối - Nguồn ảnh:  Canva

Không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối - Nguồn ảnh: Canva

Việc chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau khi sinh rất quan trọng. Nếu không may mắc phải một trong những bệnh lý thai sản thì các mẹ nên lập tức tới bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nội dung bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không cho các mẹ. Hy vọng mẹ bầu đã nắm rõ sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé, từ đó phòng tránh bệnh và có một thai kỳ thật trọn vẹn.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan