Quay lạiQuay lại

Bị chó cắn có được bảo hiểm thân thể thanh toán, chi trả?

29/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Có được thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn không?
2. Quy định về bồi thường thiệt hại khi bị chó người khác cắn
3. Cách xử lý khi bị chó cắn
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tạm kết

Hiện trạng chó thả rông, không rọ mõm có thể gây nguy hiểm cho nhiều người. Nếu chẳng may bị chó cắn phải, vừa là sự cố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, lại gây tổn thất chi phí của gia đình. Khi bạn đang sở hữu một gói bảo hiểm thân thể và đang thắc mắc rằng bị chó cắn có được hưởng bảo hiểm thân thể hay không? Cùng Papaya làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

Có được thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn không?

Có được thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn không?

1. Có được thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn không?

Bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm dùng để bảo vệ con người trước những bất trắc, rủi ro xảy ra gây nên các vấn đề cho thân thể và sức khỏe người mua. Phạm vi của bảo hiểm thân thể sẽ bao gồm chi phí y tế dùng trong các trường hợp như cấp cứu, phẫu thuật, tiền thuốc, nằm viện… và bồi thường trong trường hợp người mua bị thương tật vĩnh viễn, tạm thời hoặc tử vong. Mức chi trả tùy vào mức bảo hiểm mà bạn lựa chọn.

Chính vì vậy, nếu cần phải điều trị y tế thì bạn sẽ được thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn theo hạn mức mà người mua đã lựa chọn.

Bên cạnh đó, trong trường hợp chó đã cắn bạn có những biểu hiện lạ, cũng như không thể xác định được rằng chúng đã được tiêm vacxin dại hay chưa, người bị cắn nên tiêm phòng bệnh dại ngay. Chi phí tiêm phòng không nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm thân thể, bạn sẽ phải tự chi trả hoàn toàn khoản phí này.

Trong tình huống xấu nhất, khi mà người được bảo hiểm thân thể bị chó cắn không tiêm phòng dại cũng không điều trị y tế, không may phát bệnh dẫn đến tử vong. Bảo hiểm thân thể có thể sẽ chi trả tiền theo mức quy định tại Biểu phí và số tiền bảo hiểm.

Xem thêm: Quyền lợi bảo hiểm thân thể được hưởng như thế nào?

2. Quy định về bồi thường thiệt hại khi bị chó người khác cắn

Quy định về bồi thường thiệt hại khi bị chó người khác cắn.

Quy định về bồi thường thiệt hại khi bị chó người khác cắn.

Ngoài ra, khi bị súc vật thuộc quyền sở hữu của người khác, cụ thể là chó, gây thương tích thì bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

Theo đó, mức bồi thường mà người chủ phải có trách nhiệm bồi thường được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 590 bộ Luật dân sự 2015 đối với những thiệt hại xâm phạm đến sức khỏe như sau:

  • Chi phí hợp lý được dùng trong việc cứu chữa, bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút người người bị thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc bị mất. Trong trường hợp người bị thiệt hại không có thu nhập thực tế ổn định và không thể xác định được mức thu nhập thì căn cứ trên mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất đi của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên thì cần bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc này.

3. Cách xử lý khi bị chó cắn

Nếu bị cắn mà răng chó hoặc mèo không chạm vào da hoặc răng chó chạm vào da nhưng không làm rách da hoặc có một đến bốn vết thương hở và nông trên da, thì người bị thương có thể tự xử lý tại nhà một cách an toàn, vệ sinh vết thương hàng ngày và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

Cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn.

Cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn.

Việc đầu tiên cần làm ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn là rửa sạch vết cắn với xà phòng dưới vòi nước sạch liên tục trong 10 đến 15 phút. Phương pháp sơ cứu này có thể làm sạch vết thương, giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó, vết thương cần được sửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod để sát trùng. 

Để vết thương được thoáng khí vì khi băng bó sẽ khiến virus xâm nhập dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh để vết thương tiếp xúc với những chất kích thích như ớt, axit hoặc kiềm.

Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị chó hoặc mèo cắn, kể cả vật nuôi. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương và tiêm vắc-xin ngừa dại nếu cần thiết.

Lưu ý: Cần giữ chỗ bị cắn cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng. Người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân đái tháo đường hoặc sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu vết thương tại nhà, trong quá trình quan sát, theo dõi vết thương có bị nhiễm trùng hay không, nếu nhận thấy có một số dấu hiệu sau, bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời:

  • Vết thương gây đau nhức dữ dội.
  • Có các dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, nóng, tấy đỏ.
  • Người bệnh bị sốt hoặc cảm thấy người mệt lả, ngất lịm đi.
  • Vết cắn tích mủ vàng và có mùi hôi khó chịu.
  • Máu chảy ra nhiều tại vết thương không kiểm soát được.

Đồng thời, nếu bị cắn nhiều hơn 4 vết thương hở và có ít nhất một vết cắn thủng sâu hoặc bị chó dữ tấn công mạnh với nhiều vết thương nặng trên cơ thể thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.

Tạm kết

Thanh toán bảo hiểm thân thể khi bị chó cắn giúp người tham gia bảo hiểm được giảm một phần chi phí khám và điều trị tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó, trang bị những hiểu biết về việc xử lý ngay vết thương khi bị chó cắn là điều vô cùng cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan