Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân gây tiền sản giật và cách điều trị

27/0/2023

Share

Nội dung chính

Nguyên nhân gây tiền sản giật
Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật
Phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật nếu
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật được điều trị như thế nào?
Kết luận

Tiền sản giật được coi là biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhất. Nếu mẹ không được điều trị kịp thời, thai phụ có thể bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp hoặc xuất huyết não gây tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây tiền sản giật cũng như cách điều trị để có quá trình mang thai và sinh con khoẻ mạnh.

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Nguyên nhân gây tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó bắt đầu từ nhau thai.

Nguyên nhân gây tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nó bắt đầu từ nhau thai.

Nguyên nhân gây tiền sản giật có thể liên quan đến một số yếu tố. Các chuyên gia tin rằng nó bắt đầu từ nhau thai - cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Đầu thai kỳ, các mạch máu mới phát triển và tiến hóa để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho nhau thai. Tuy nhiên, ở phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu này dường như không phát triển hoặc không hoạt động bình thường. Chính vì vậy, các vấn đề về mức độ lưu thông của máu trong nhau thai có thể dẫn đến sự điều hòa huyết áp bất thường ở người mẹ.

Nguyên nhân của sự phát triển bất thường này là:

  • Lưu lượng máu đến tử cung không đủ.
  • Bị tổn thương mạch máu.
  • Mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.
  • Do gen.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây tiền sản giật có thể kể đến như chế độ ăn uống thiếu chất hoặc người mẹ phải làm nhiều công việc nặng nhọc khi mang thai.

Tiền sản giật là một dạng rối loạn huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể xảy ra trong thai kỳ. Tăng huyết áp trong thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp thai kỳ là huyết áp cao bắt đầu sau 20 tuần mà không có vấn đề gì ở thận hoặc các cơ quan khác. Một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể bị tiền sản giật.
  • Cao huyết áp mãn tính là huyết áp cao xuất hiện trước khi mang thai hoặc xảy ra trước 20 tuần của thai kỳ. Huyết áp cao kéo dài hơn ba tháng sau khi mang thai còn được gọi là cao huyết áp mãn tính.
  • Tăng huyết áp mãn tính với tiền sản giật. Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp mãn tính trước khi mang thai, nhưng sau đó bị huyết áp cao và có protein trong nước tiểu hoặc các biến chứng sức khỏe khác trong thai kỳ.

Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật

Thừa cân cũng có thể là yếu tố nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ.

Thừa cân cũng có thể là yếu tố nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật nếu

  • Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước. Thai phụ bị tiền sản giật càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật mắc lại càng cao.
  • Phụ nữ đang mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn).
  • Phụ nữ bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hoặc hội chứng kháng phospholipid. Bệnh tiểu đường là khi cơ thể có quá nhiều đường trong máu. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan như mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Bệnh tự miễn là tình trạng sức khỏe xảy ra khi các kháng thể (tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng) tấn công mô khỏe mạnh do nhầm lẫn.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiền sản giật

  • Phụ nữ chưa từng sinh con trước đây hoặc đã hơn 10 năm kể từ khi sinh con.
  • Phụ nữ bị béo phì. Béo phì có nghĩa là rất thừa cân với chỉ số khối cơ thể (còn gọi là BMI) từ 30 trở lên. BMI là thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng.
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình bị tiền sản giật. Điều này có nghĩa là những người khác trong gia đình như chị gái hoặc mẹ đã mắc bệnh này.
  • Phụ nữ đã có biến chứng trong lần mang thai trước, chẳng hạn như sinh con nhẹ cân. (Cân nặng khi sinh thấp là khi em bé được sinh ra nặng dưới 2.5kg).
  • Thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Mang thai khi lớn 40 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi.

Tiền sản giật được điều trị như thế nào?

Chấm dứt thai kỳ được xem là phương pháp chữa trị duy nhất của tiền sản giật. 

Chấm dứt thai kỳ được xem là phương pháp chữa trị duy nhất của tiền sản giật. 

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng tiền sản giật và thai phụ đang mang thai bao lâu. Ngay cả khi bị tiền sản giật nhẹ, thai phụ vẫn cần điều trị để đảm bảo tình trạng không trở nên tồi tệ hơn.

  • Nếu đang mang thai ít nhất 37 tuần và có tình trạng sức khoẻ ổn định, bác sĩ có thể khuyên thai phụ nên sinh con sớm. Điều này có thể là lựa chọn an toàn cho mẹ và em bé so với việc giữ thai. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc chọc vỡ nước (túi ối) để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Điều này được gọi là kích thích chuyển dạ.
  • Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, em bé có thể sinh sớm hơn dự tính để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hầu hết trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị tiền sản giật nặng trước 34 tuần của thai kỳ đều có khả năng sinh tồn tốt khi được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt, so với ở trong bụng mẹ. Nếu đang mang thai ít nhất 34 tuần, bác sĩ có thể khuyên thai phụ nên sinh con ngay khi tình trạng sức khỏe trở nên ổn định. Bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ hoặc thai phụ có thể sinh mổ.
  • Nếu thai phụ bị tiền sản giật nặng và hội chứng HELLP thì hầu như luôn phải sinh sớm. Hội chứng HELLP là một rối loạn gan hiếm gặp nhưng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Khoảng 2 trong 10 phụ nữ (20%) bị tiền sản giật nặng sẽ phát triển hội chứng HELLP. Lúc này, thai phụ có thể cần thuốc để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa co giật.

Kết luận

Trên đây là các nguyên nhân gây tiền sản giật và cách điều trị. Tiền sản giật là biến chứng thai sản nghiêm trọng phổ biến và phải được theo dõi chặt chẽ vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Các biến chứng có thể phòng tránh được ngay từ giai đoạn đầu nếu thai phụ tuân thủ đầy đủ chế độ thai nghén và theo dõi thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan