Quay lạiQuay lại

Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai mẹ bầu cần chú ý

18/10/2022

Share

Nội dung chính

I. Tiền sản giật là gì?
II. Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu cần lưu ý
III. Nguyên nhân tiền sản giật ở mẹ bầu do đâu?
IV. Có cách nào chữa khỏi bệnh tiền sản giật không? Một số biện pháp.
V. Khi nào thì bệnh tiền sản giật phải tới gặp bác sĩ?

Tiền sản giật khi mang thai là một trong những biến chứng thai sản được quan tâm và chú trọng nhất.Bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của mẹ lẫn thai nhi. Đặc biệt, tiền sản giật liên quan tới thai nghén, nguy cơ để lại biến chứng nặng nếu không kịp điều trị. Vì vậy, dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu cần được các mẹ khi mang thai am hiểu để kịp thời phòng tránh.

 Tiền sản giật  có tên khoa học là Preeclampsia

 Tiền sản giật có tên khoa học là Preeclampsia

I. Tiền sản giật là gì?

Khái niệm tiền sản giật có lẽ vẫn còn mới mẻ với nhiều mẹ bầu. Tiền sản giật được gọi là nhiễm độc thai nghén, có tên khoa học là Preeclampsia. Đây là hội chứng bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra vào khoảng giữa thai kỳ (sau 20 tuần). Tình trạng tiền sản giật làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Tỷ lệ mắc hội chứng bệnh này thay đổi tùy theo khu vực trên thế giới.

Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tiền sản giật xảy ra trên 2% - 8% các bà mẹ mang bầu. Những người bị tiền sản giật thường có huyết áp cao và protein trong nước tiểu cao. Chính vì vậy, tiền sản giật có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé. 

II. Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu cần lưu ý

Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu thường gồm 3 triệu chứng chính. Bao gồm tăng huyết áp, tăng protein niệu (tiểu đạm) và phù (sưng phù) ở cơ thể đặc biệt là sưng phù chân. Nếu các mẹ bầu có cả 3 dấu hiệu trên thì nguy cơ bị tiền sản giật rất cao. Cụ thể như sau:

  • Tăng huyết áp: Từ 140/90 mmHg hoặc cao hơn. Nên được đo trong 2 lần và cách nhau ít nhất 6 giờ đồng hồ nhưng không quá 7 ngày.
  • Tăng protein niệu (tiểu đạm): Là hiện tượng dư thừa lượng protein trong nước tiểu.
  • Sưng (sưng phù): Tình trạng sưng thường xảy ra ở mặt, tay và chân. Nhưng đây là dấu hiệu chưa đáng tin cậy bởi nó cũng xảy ra ở nhiều thai phụ bình thường.

Ngoài ra,  dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu còn bắt gặp phải những biểu hiện khác như:

  • Buồn nôn hoặc ói mửa.
  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Tăng cân một cách đột ngột, thường là gần 1 kg trong 1 tuần.
  • Đau bụng trên, xảy ra ở dưới xương sườn bên phải.
  • Giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt.
  • Đau đầu một khoảng thời gian lâu.

Tiền sản giật khi mang thai có thể nặng nhẹ tuỳ vào sự xuất hiện của các triệu chứng trên. Nó thường xảy ra vào cuối kỳ mang thai, đến sớm hoặc sau khi sinh. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần thường xuyên đến bác sĩ để xác định các triệu chứng cũng như xử lý kịp thời.

 Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu

 Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu

III. Nguyên nhân tiền sản giật ở mẹ bầu do đâu?

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh lý tiền sản giật chưa được xác định rõ. Dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu được cho là xuất phát từ vấn đề sức khỏe của nhau thai. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể được coi là liên quan đến như:

  • Rối loạn tự miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm hoặc có vấn đề.
  • Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình bị tiền sản giật trước, nguy cơ bạn gặp phải rất cao.
  • Vấn đề về mạch máu: Các mạch máu bị tổn thương vì lý do nào đấy, có thể dẫn đến máu trong tử cung không đủ.

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố dẫn đến nguy cơ tiền sản giật như:

  • Đái tháo đường thai kỳ.
  • Bệnh tim mạch mạn tính cũng là nguyên nhân gây ra tiền sản giật.
  • Cao huyết áp mạn tính từ trước.
  • Mẹ mang bầu khi lớn tuổi (>35 tuổi) hoặc quá trẻ (<17 tuổi).
  • Đã từng bị tiền sản giật trước đây.
  • Đa thai.
  • Béo phì. 

Một câu hỏi mà luôn được nhiều mẹ bầu thắc mắc, liệu căng thẳng có gây ra tiền sản giật không?

Mặc dù căng thẳng ảnh hưởng đến huyết áp nhưng không phải là nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Có lẽ căng thẳng là dấu hiệu không thể tránh khi mang bầu. Nhưng tránh và giảm thiểu căng thẳng là một ý kiến hay để giúp quá trình thai thuận lợi hơn.

IV. Có cách nào chữa khỏi bệnh tiền sản giật không? Một số biện pháp.

Không, không có cách chữa trị chứng tiền sản giật. Tiền sản giật có khả năng chữa khỏi sau khi sinh. Khi điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi trong vài tuần sau khi sinh để đảm bảo các triệu chứng biến mất. 

Và cũng không có cách nào để ngăn ngừa chứng tiền sản giật. Vì vậy, bạn nên quan tâm tới dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ. Thêm vào đó, các mẹ bầu nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo cho thai kỳ của mình:

  • Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 35 tuổi.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên khi mang bầu. Nếu từng bị huyết áp cao rồi thì nên chú trọng tới sức khỏe bản thân hơn.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng tránh tình trạng béo phì.
Ccá mẹ bầu nên lưu ý các dấu hiệu tiền sản ở bà bầu

Ccá mẹ bầu nên lưu ý các dấu hiệu tiền sản ở bà bầu

Ngoài ra, các mẹ nên lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng và thói quen hằng ngày. Tập thể dục cải thiện sức khỏe, bổ sung dưỡng chất, canxi, vitamin, omega 3,... cụ thể như:

  • Bổ sung Omega 3 (DHA, EPA): Lượng DHA, EPA giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, quả óc chó, quả súp lơ, bắp cải,...
  • Bổ sung Vitamin D: Cung cấp Vitamin D từ các thực phẩm giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm như ngũ cốc, dầu gan cá, nấm hướng,...
  • Bổ sung Canxi: cung cấp canxi giúp giảm nguy cơ phụ nữ bị tiền sản giật rất cao. Các thức ăn giàu canxi như sữa, đậu bắp, măng tây, rau diếp,...

V. Khi nào thì bệnh tiền sản giật phải tới gặp bác sĩ?

Một số trường hợp tiền sản giật trở nên nguy hiểm và diễn ra trong thời rất ngắn. Những dấu hiệu nhận biết tiền sản giật lúc bấy giờ cũng không thể hiện rõ ràng. Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu dưới đây nên tới bác sĩ kiểm tra lập tức:

  • Đột ngột phù tay, chân, mặt làm cơ thể bạn tăng cân.
  • Đau vùng dạ dày nhưng có vẻ như khó tiêu. Cơn đau có thể lan ra tới 2 xương sườn.
  • Đau đầu dữ dội, sau khi dùng thuốc giảm đau vẫn không hết.
  • Mờ mắt. Dấu hiệu cảnh báo là nhìn thấy chớp sáng.
  • Cảm thấy bất an trong  cơ thể mẹ và thai nhi.
  • Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, buồn nôn.
  • Lượng nước tiểu thay đổi so với bình thường.

Khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, các mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị một cách kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Tiền sản giật là bệnh lý vô cùng nguy hiểm tới thai kỳ. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị hay thuốc đặc trị nào. Chính vì vậy, dấu hiệu tiền sản ở bà bầu là những điều cần được lưu ý nhất khi mang thai. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chủ động thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên theo dõi và đến gặp bác sĩ để xác định các triệu chứng. Từ đó, phòng tránh bệnh tiền sản giật và kịp thời điều trị sớm, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan