Nội dung chính
Phù chân là một trong những triệu chứng của tiền sản giật. Hầu hết những sản phụ mắc tiền sản giật đều có thể sinh con. Nhưng nếu không được điều trị nó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến mẹ và em bé. Vì giai đoạn vượt cạn rất thiêng liêng, nên mẹ bầu hãy cảnh giác trước những biến chứng thai sản vô cùng nguy hiểm này nhé.
1. Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật là một hội chứng thai nghén thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể đe dọa đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Một đặc điểm khác của hiện tượng này là tổn thương gan hoặc thận. Đôi khi tiền sản giật có thể xảy ra với người mẹ sau khi sinh. Trường hợp này được gọi là tiền sản giật sau sinh.
Bên cạnh đó tiền sản giật hay phù chân tiền sản giật sẽ xảy ra nhiều nhất ở tuần thứ 37. Chiến tỉ lệ khoảng 5-8% bà mẹ mang thai trên khắp thế giới. Tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi sinh nở. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo nên đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường vào giai đoạn sau của thai kỳ.
Phù chân là một trong những dấu hiệu báo hiệu tiền sản giật
2. Các biểu hiện của tiền sản giật trong thai kỳ
2.1 Bị phù nề
Phù nề cơ thể điển hình là phù chân giật tiền sản - một trong những triệu chứng của tiền sản giật. Tuy nhiên trường hợp này mọi người cần phân biệt phù sinh lý ở thai phụ với phù bệnh lý. Cơ thể thai phụ bình thường, sự phù nền chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối. Và người mẹ sẽ bỉ bị sưng phù nhẹ ở chân. Tường bị phù về buổi chiều và khi được nằm nghỉ ngơi, kê cao chân lên thì sẽ hết.
Còn khi bạn bị phù bệnh lý hay triệu chứng của tiền sản giật thì sẽ xuất hiện phù toàn thân. Phù cả buổi sáng, và kê cao chân cũng không thể hết được. Nếu bị nặng thì mẹ bầu còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hoặc phù não rất nguy hiểm.
Bạn có thể phát hiện tình trạng này bằng cách ấn lên nền cứng, thường ấn các vị trí như mu bàn chân, tay,... Tiền sản giật thường đi kèm với biểu hiện tăng cân nhanh. Bạn tăng hơn 500g/tuần hay 2250g/tháng được coi là tăng nhanh. Vì thế bạn cần phải kiếm soát và theo dõi chỉ số cân nặng khi mang thai nhé.
Phù chân bình thường và phù chân tiền sản giật khá khó phân biệt nếu bạn không có kinh nghiệm. Để chắc chắn nhất, hãy đưa thai phụ đến khám ở cơ sở bác sĩ uy tín.
2.2 Tăng huyết áp
Các mẹ bầu có huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật và phù chân tiền sản giật càng cao. Phụ nữ mang thai có huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg. Hoặc là huyết áp tối thiểu tăng cao hơn 15mmHG so với thời điểm chưa mang thai. Hai trường hợp này cần được quan tâm đặc biệt vì rất dễ bị tiền sản giật.
Các bà mẹ mang thai cần lưu ý nếu sau khi sinh hơn 6 tuần rồi mà huyết áp còn cao. Thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có hướng điều trị kịp thời nha.
2.3 Protein dư trong nước tiểu
Protein dư thừa trong nước tiểu hay còn được gọi là Protein niệu tức. Hàm lượng này càng cao thì mẹ càng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật. Khi xét nghiệm, protein niệu dương tính là sẽ có chỉ số > 0,3g/lít/24h. Hoặc có thể là hơn 0,5g lít/mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Mức protein niệu này có thể thay đổi nhiều trong 24H. Nên để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, thì cần lấy nước tiểu trong vòng 24H.
Biểu hiện của tiền sản giật trong thai kỳ
2.4 Các biểu hiện nặng của tiền sản giật
Ngoài các biểu hiện như tăng huyết áp, tiền sản giật thì có thể xuất hiện nhiều triệu chứng nặng hơn. Điển hình như thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra dấu hiếu về tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, đau vùng thượng vị và hạ sườn phải.
Còn các dấu hiệu liên quan đến thần kinh được kể đến như là lờ đờ, mệt mỏi đau vùng chẩm. Khi dùng thuốc giảm đau vẫn không thấy đỡ. Bên cạnh đó thị giác cũng xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng.
3. Nguyên nhân gây tiền sản giật là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, tiền sản giật khi mang bầu sẽ xảy ra vì giảm lưu lượng máu đến nhau thai. Đây là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suất cả thai kỳ.
Trong đầu thai kỳ, mạch máu phát triển để đưa máu đến nhau thai hiệu quả. Nhưng khi các mẹ bầu gặp hội chứng này, mạch máu không phát triển đúng chức năng. Nguyên nhân có thể do:
- Bị tổn thương mạch máu
- Có một vài gen bất thường
- Lưu lượng máu đến tử cung quá ít
- Hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc có vấn đề
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại các nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật hay chân phù tiền sản giật chưa được làm rõ ràng.
4. 7 biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật
Các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật có thể gây cho người phụ nữ mang thai và em bé trong bụng mẹ là:
- Bệnh về tim mạch: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Thậm chí còn nguy hiểm hơn khi bạn bị nhiều lần hoặc sinh non.
- Sinh non: Nếu ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần sinh non để tránh nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Tuy nhiên em bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khoẻ như suy giảm hệ miễn dịch, hô hấp. Ngoài ra các cơ quan khác có thể bị tổn thương.
Đi khám thai định kỳ và hợp tác điều trị cùng bác sĩ thì để được an toàn nhé
- Thai nhi tăng trưởng chậm: Thai nhi sẽ không được cung cấp đủ máu, oxy, chất dinh dưỡng vì bệnh này ảnh hưởng đến động mạch mang máu đến nhau thai. Vì vậy em bé sẽ tăng trưởng chậm. Khi chào đời có thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
- Biến chứng sản giật đây là tình trạng tiền sản giật và phù chân tiền sản giật cộng với co giật. Ngay khi có dấu hiệu sản giật như động kinh, đau bụng hay bất tỉnh thì cần bác sĩ ngay. Vì có thể gây tử vong cho cả mẹ và em bé của bạn.
- Rau bong non hay còn là hiện tượng vỡ nhau thai. Nhau thai sẽ tách khỏi thành trong của tử cung, làm chảy máu nặng đe doạ tính mạng của mẹ và bé.
- Hội chứng HELLP: Là hiện tượng tan máu, phá huỷ tế bào hồng cầu, mèn gan cao và tiểu cầu sẽ thấp. Đây là biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. Xuất hiện khoảng 4-12% mẹ bầu, đe doạ tính mạng của cả 2.
- Ngoài ra còn có thể gây tổn thương đến thận, phổi, gan, tim và mắt. Mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh.
Phù chân là một biểu hiệu của tiền sản giật. Thực sự biến chứng thai kỳ này khá nguy hiểm nhưng không hề đáng sợ. Chỉ cần thai phụ biết cách chăm sóc bản thân trước và trong giai đoạn mang thai. Đi khám thai định kỳ và hợp tác điều trị cùng bác sĩ thì bạn sẽ được an toàn. Chúc bạn và em bé sẽ luôn được khỏe mạnh để đón chào thời khắc thiêng liêng của cuộc đời nhé!