Quay lạiQuay lại

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi, an toàn và hiệu quả

23/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi mãi không khỏi
1.1 Yếu tố bên ngoài
1.2 Yếu tố trong cơ thể
1.3 Yếu tố thuộc về cách chăm sóc trẻ
2. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em
3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi
3.1 Hạ sốt cho trẻ
3.2 Kích thích tiết đờm 
3.3 Vệ sinh cho trẻ
3.4 Chế độ ăn
4. Những lưu ý khi trẻ bị viêm phổi
4.1 Mẹo dân gian chữa viêm phổi cho trẻ
4.2 Trẻ bị viêm phổi có tắm không?
4.3 Trẻ bị viêm phổi có tự khỏi được không?

Trẻ bị viêm phổi có thể để lại biến chứng nặng nề hay tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp trẻ viêm phổi mãi không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ. Vậy nguyên nhân hiện tượng này là do đâu, cần làm gì và chăm sóc trẻ như thế nào để nhanh khỏe? Hãy cùng Papaya tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi mãi không khỏi

Viêm phổi là bệnh lý viêm nhiễm tại các phế nang trong phổi do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc nấm vào cơ thể. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên trẻ bị viêm phổi vẫn sẽ khỏi bệnh chỉ sau 2 - 4 tuần nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thế nhưng không ít trẻ gặp phải tình trạng trị mãi không khỏi, hay bị tái nhiễm nhiều lần. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

1.1 Yếu tố bên ngoài

  • Trẻ bị nhiễm bệnh ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
  • Môi trường sống kém vệ sinh, đông đúc.
  • Sinh hoạt trong điều kiện ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc.

1.2 Yếu tố trong cơ thể

  • Trẻ bị bị viêm phổi tái phát do bị suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin A, kẽm.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên phải nhập viện.
  • Do trẻ không được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
  • Trẻ sinh non có nguy cơ tái phát viêm phổi cao hơn trẻ sinh đủ ngày.
Trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ tái nhiễm viêm phổi cao (Nguồn: Canva)

Trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ tái nhiễm viêm phổi cao (Nguồn: Canva)

1.3 Yếu tố thuộc về cách chăm sóc trẻ

Bên cạnh các yếu tố khách quan, ảnh hưởng từ môi trường thì việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi không đúng cách là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bệnh tái nhiễm nhiều lần, không khỏi dứt điểm. Theo đó, nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi con bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, không chú ý trong việc giữ ấm cơ thể và ăn uống không đầy đủ. Điều này có thể khiến cơ thể bé bị nhiễm lạnh, thiếu dinh dưỡng. 

Tình trạng lạm dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không đủ liều cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị và hồi phục của trẻ. Mặt khác, thói quen tự ý sử dụng thuốc tại nhà, nhất là không theo dõi triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh sát, phát hiện bệnh lý chuyển nặng không kịp thời cũng làm trẻ gặp phải nguy hiểm. 

2. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh lý viêm phổi ở trẻ em, bạn sẽ thấy việc phát hiện sớm các triệu chứng đóng vai trò lớn trong việc giúp trị dứt điểm viêm phổi cho bé. Vậy nên, ngay khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi sau đây, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám:

  • Thông thường trẻ sẽ bắt đầu bằng cơn sốt, nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên.
  • Ho khan ở những ngày đầu và xuất hiện đờm trắng, vàng, xanh sau vài ngày.
  • Bị viêm mũi họng cấp.
  • Khó thở, đau tức ngực, xuất hiện tiếng khò khè mỗi khi thở.
Trẻ bị viêm phổi thường xuất hiện cơn sốt cao đột ngột (Nguồn: Canva)

Trẻ bị viêm phổi thường xuất hiện cơn sốt cao đột ngột (Nguồn: Canva)

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ quyết định các phương án điều trị cho phù hợp. Việc phụ huynh cần làm lúc này là tuân thủ thực hiện phác đồ triệu trị, theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ. Dưới đây là một số điều cha mẹ nên thực hiện để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh:

3.1 Hạ sốt cho trẻ

  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tích cực chườm ấm cho trẻ.
  • Mặc quần áo thoáng, không ủ ấm trẻ quá kỹ để giúp trẻ nhanh hạ sốt.

3.2 Kích thích tiết đờm 

Khi trẻ bị ho có đờm, phụ huynh cần tích cực vỗ rung để giúp trẻ tống đờm ra bên ngoài để lưu thông đường thở. Thực hiện vỗ rung vào trước bữa ăn sang hoặc sau ăn ít nhất 1 tiếng để tránh gây nôn. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn vỗ rung đúng cách hoặc thực hiện như sau:

  • Chọn tư thế: Cho trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc bế vác bé sau cho ngực bé áp vào vai.
  • Vị trí cần vỗ: Vỗ ở vùng phổi của trẻ, từ dưới vỗ lên trên, có thể ước lượng phổi nằm ở vị trí từ ngang lơn trở lên và nằm ở hai bên cột sống.
  • Kỹ thuật vỗ rung: Chụm bàn tay và khum lại để tạo một khoảng trống bên trong lòng, không để bàn tay thẳng vỗ rung vì sẽ khiến trẻ bị đau. Dùng lực ở cùng vỗ tay vỗ vào đúng vị trí sao cho tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Khi thực hiện đúng kỹ thuật bé sẽ không đau mà cảm thấy thoải mái. 
  • Thời gian: Mỗi lần vỗ rung thực hiện trong vòng 10 - 15 phút. Sau khi vỗ xong trẻ có thể ho nhiều, đây là phản ứng giúp trẻ nôn đờm ra ngoài.
Tích cực vỗ rung để giúp trẻ tống được đờm ra ngoài (Nguồn: Canva)

Tích cực vỗ rung để giúp trẻ tống được đờm ra ngoài (Nguồn: Canva)

3.3 Vệ sinh cho trẻ

Khi trẻ bị viêm phổi thì vùng mũi miệng cần được vệ sinh thường xuyên. Phụ huynh hãy sử dụng các loại khăn, giấy mềm để lau nước mũi, dãi cho trẻ và vứt bỏ hoặc làm sạch đúng quy định sau khi dùng xong để tránh tạo ra nguồn lây nhiễm. Đồng thời vệ sinh nơi ở, đồ dùng, đồ chơi của bé sạch sẽ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn.

3.4 Chế độ ăn

Trẻ bị viêm phổi thường chán ăn nên phụ huynh hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Thay vào đó, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày với các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.

4. Những lưu ý khi trẻ bị viêm phổi

4.1 Mẹo dân gian chữa viêm phổi cho trẻ

Đối với trẻ bị viêm phổi, phụ huynh có thể kết hợp các mẹo dân gian với những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên để giúp trẻ nhanh khỏi. Phương pháp được đánh giá hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo như: Sử dụng mật ong hấp đường phèn, húng, chanh, hoa hồng, gừng cho trẻ uống.

Uống mật ong hấp hỗ trợ giảm viêm nhiễm tại phổi (Nguồn: Canva)

Uống mật ong hấp hỗ trợ giảm viêm nhiễm tại phổi (Nguồn: Canva)

4.2 Trẻ bị viêm phổi có tắm không?

Câu trả lời cho thắc mắc có nên tắm khi trẻ bị viêm phổi là: Không nên. Khi trẻ đang có những cơn ho nặng, xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì phụ huynh không nên cho trẻ tắm lúc này. Bởi nếu tắm lúc này, nhất là tắm lâu sẽ khiến trẻ mất thân nhiệt, bị nhiễm lạnh khiến bệnh dễ chuyển biến nặng hơn. 

Bạn có thể thực hiện sử dụng khăn ấm để lau người cho trẻ với tần suất 1 - 2 lần/tuần là đủ. Những ngày còn lại, phụ huynh chỉ cần rửa mặt, lau cổ, tay và các khu vực nhạy cảm, nhưng vùng khe kẽ để giúp trẻ thoải mái.

4.3 Trẻ bị viêm phổi có tự khỏi được không?

Viêm phổi xảy ra khi xuất hiện các tổn thương thực thể tại tổ chức phổi mà nếu không phát hiện sớm và điều trị thì nguy cơ biến chứng rất cao. Tuy nhiên, với những bệnh nhân phát hiện dấu hiệu sớm, thì có thể kiểm soát tốt bằng các biện pháp chăm sóc và điều trị bằng thuốc tại nhà. Mặc dù vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu viêm phổi, bệnh nhân cần phải đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. Việc tự nhận định tại nhà có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. 

Như vậy, trẻ bị viêm phổi cần được phát hiện và điều trị sớm, phụ huynh không nên chủ quan, lơ là khi chăm sóc trẻ. Hy vọng những thông tin Papaya cung cấp trên đây đã giúp bạn biết được cách để giúp trẻ nhanh khỏi hơn, hạn chế biến chứng.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan