Quay lạiQuay lại

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc

1/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phổi ở trẻ là gì? Phân loại viêm phổi trẻ em
1.1  Viêm phế quản phổi
1.2 Viêm phổi thùy
2. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm phổi trẻ em
3. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi để nhanh khỏi
4.1 Hạ sốt 
4.2 Vỗ rung long đờm
4.3 Hướng dẫn cho trẻ ho
4.4 Vệ sinh cơ thể và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không đặc  hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Trong khi đây là một bệnh lý nhiễm trùng nếu không xử lý kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy việc nhận biết các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng là điều cực kỳ quan trọng mà ai cũng cần nắm rõ. Bài viết dưới đây, Papaya sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức chính xác nhất về các dấu hiệu, cách xử lý, phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ. 

1. Viêm phổi ở trẻ là gì? Phân loại viêm phổi trẻ em

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng xâm lấn sau một thời gian nhiễm khuẩn tiên phát. Hiểu một cách đơn giản hơn thì khi bên trong phổi xuất hiện vi khuẩn hoặc virus, chúng phát triển gây ra những ô nhiễm trùng. 

Mặc dù bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi những trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh lại là đối tượng dễ mắc phải nhất. Trong các khoa hồi sức tích cực cần phải thở máy kéo dài hay đặt nội khí quản, viêm phổi chính là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. 

Viêm phổi ở trẻ được chia thành hai loại như sau:

1.1  Viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính lan tỏa ở phế nang phổi, phế quản và các mô kẽ. Bệnh diễn biến nhanh, có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

1.2 Viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy là tình trạng phổi của trẻ bị viêm khu trú trong một thùy của phổi. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm thay đổi, nhất là mùa đông xuân và xuất hiện ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh (Nguồn: Canva)

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh (Nguồn: Canva)

2. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm phổi trẻ em

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Việt Nam là 1 trong 15 nước có số lượng bé bị viêm phổi cao nhất thế giới. Ước tính hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc bệnh với 4000 trẻ tử vong. Nguyên nhân chính gây bệnh là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, hóa chất, nấm,...

Đối với trẻ trên 5 tuổi, viêm phổi thường do các loại vi khuẩn không điển hình như: phế cầu, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Pneumonia, các loại siêu vi hô hấp.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì viêm phổi lại thường do các vi khuẩn: tụ cầu vàng, phế cầu, HiB, liên cầu pyogenes. Riêng trẻ 2 tháng tuổi thì ngoài các vi khuẩn trên thì còn có thể bị viêm phổi do một số vi khuẩn đường ruột như Proteus, E.Coli do cơ thể mẹ lây sang.

Các yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trẻ có sức đề kháng yếu, ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ thường xuyên bị hít khói thuốc lá ở người lớn.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm mốc.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường có đông người làm tăng nguy cơ bị lây bệnh.

3. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu viêm phổi trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường, dẫn đến điều trị sai hướng, khiến bệnh không thuyên giảm. Do đó, bạn hãy chú ý quan sát, lắng nghe cơ thể của con để nhanh chóng xác định được tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh lý kịp thời. Theo đó, các triệu chứng viêm phổi ở trẻ phổ biến nhất gồm có:

  • Sốt: Triệu chứng sốt cao lên đến 39 - 40 độ C, sốt liên tục hoặc từng cơn, sốt li bì.
  • Khó thở: Thở nhanh, khi thở phải hóp bụng để lấy được nhiều oxy, tiếng thở có kèm theo tiếng rít hoặc tiếng khò khè, nhịp thở từ 40 - 60 lần/phút trở lên.
  • Nôn ói, tiêu chảy: Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, đau bụng, đi lỏng nhiều lần
  • Ho: Những ngày đầu trẻ có thể chỉ ho khan, sau đó xuất hiện đờm trắng và dần chuyển sang xanh hoặc vàng.
  • Chán ăn: Trẻ ăn kém hơn bình thường, bỏ bú hoặc bú ít dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ngủ li bì.
Trẻ sơ sinh viêm phổi thường bị sốt cao (Nguồn: Canva)

Trẻ sơ sinh viêm phổi thường bị sốt cao (Nguồn: Canva)

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phổi để nhanh khỏi

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần nhanh chóng đứa con đến khám tại cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh việc thực hiện theo đúng các phương án điều trị bác sĩ đưa ra, ba mẹ cũng cần thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc để giúp con nhanh khỏi hơn. 

4.1 Hạ sốt 

Chườm ấm tích cực và tăng cường cho trẻ uống nước, oresol để tránh tình trạng mất nước. Chú ý nhiệt độ nước ấm vừa phải, không chườm nước lạnh. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ có thể cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

4.2 Vỗ rung long đờm

Vì trẻ sơ sinh chưa thể tự khạc đờm ra ngoài nên phụ huynh cần tích cực vỗ rung để giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả. Cha mẹ nên thực hiện vỗ rung trước bữa ăn hoặc sau ăn ít nhất 1 giờ để tránh làm trẻ buồn nôn, tức ngực. 

Tích cực vỗ rung để long đờm cho trẻ (Nguồn: Canva)

Tích cực vỗ rung để long đờm cho trẻ (Nguồn: Canva)

4.3 Hướng dẫn cho trẻ ho

Ho là phản ứng giúp tống đờm và lưu thông đường thở. Chính vì vậy đối với những trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách ho đúng. Các bước thực hiện như sau:

  • Cho trẻ ngồi, đầu ngả nhẹ về phía trước.
  • Hít vào và mở miệng ra, thót cơ bụng để giúp ho thật sâu.
  • Tiếp tục hít vào một lần nữa và ho cho tới khi trẻ khạc đờm ra bên người.

Trường hợp các bé nhỏ chưa thể tự ho được thì có thể sử dụng các phương pháp hút đờm dãi để giúp trẻ dễ thở hơn. 

4.4 Vệ sinh cơ thể và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ

Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy nên, phụ huynh cần theo dõi và cho trẻ ăn theo nhu cầu. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, thay vào đó chia nhỏ thành nhiều bữa và cho trẻ ăn ít hơn so với bình thường. 

Phụ huynh nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu hóa để giúp cơ thể bé hấp thu tốt hơn. Trường hợp bé trên 1 tuổi có thể sử dụng mật ong hấp, hoặc các sản phẩm trị ho bằng thảo dược thiên nhiên.

Hằng ngày, phụ huynh cần vệ sinh mũi miệng cho trẻ và vứt bỏ khăn đã nhiễm bẩn để tránh virus quay trở lại. Đồng thời, chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé sạch sẽ, tránh để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thêm.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh không đặc hiệu, có thể nhận biết qua các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở, nôn ói, mệt mỏi,... Cha mẹ hãy chú ý quan sát và cho trẻ đi thăm khám ngay để được xác định đúng bệnh lý và điều trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ của Papaya hôm nay đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho các bạn nhỏ.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan