Quay lạiQuay lại

5 triệu chứng viêm phế quản quan trọng phải phát hiện sớm

30/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phế quản là gì?
2. 5 dấu hiệu viêm phế quản phái phát hiện sớm
2.1 Ho
2.2 Sốt
2.3 Khò khè
2.4 Đau họng
2.5 Tiết đờm
3. Viêm phế quản có nguy hiểm không? Cần phải làm gì khi mắc bệnh?
4. Cách phòng bệnh viêm phế quản 

Triệu chứng viêm phế quản thường không rõ rệt, có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặc dù nhiều trường hợp bệnh nhân khỏi sau một thời gian điều trị tại nhà, nhưng nếu không xử lý đúng cách nguy cơ chuyển nặng rất cao. Vậy nên bạn hãy đọc kỹ những thông tin Papaya cập nhật dưới đây, để biết cách nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh lý viêm phế quản.

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, hay còn gọi là viêm đường hô hấp trên. Biểu hiện đầu tiên của bệnh lý này chính là ho, nguyên nhân phổ biến là do nhiễm siêu vi. Dựa vào tình trạng bệnh lý mà chia thành hai loại viêm phế quản sau:

  • Viêm phế quản cấp: Đây là tình trạng viêm nhiễm thoáng qua của khí quản và phế quản lớn. Đối tượng mắc bệnh là người chưa từng có tổn thương phế quản trước đó và có thể tự khỏi trong vòng 14 - 28 ngày.
  • Viêm phế quản mạn: Khi tình trạng viêm nhiễm phế quản kéo dài, đi kèm các triệu chứng như ho không dứt hơn 28 ngày, hoặc bệnh tái phát thì bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tình trạng này có thể kéo dài đến hàng tháng hoặc nhiều năm và là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính. 
Viêm phế quản xảy ra ở niêm mạc ống phế quản (Nguồn: Canva)

Viêm phế quản xảy ra ở niêm mạc ống phế quản (Nguồn: Canva)

2. 5 dấu hiệu viêm phế quản phái phát hiện sớm

Viêm phế quản nói chung đa phần đều do nguyên nhân chính là virus, vi khuẩn hay từ các tác nhân bên ngoài gây kích thích phổi (ví dụ: bụi bẩn, khói thuốc,...). Khi những yếu tố này tác động làm viêm nhiễm vùng phế quản, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng làm dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết. Cụ thể, có 5 biểu hiệu viêm phế quản đặc trưng nhất mà bạn cần nắm rõ như sau:

2.1 Ho

Ho chính là biểu hiện đầu tiên của cơ thể khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản. Tuy đây không phải là một triệu chứng đặc hiệu, bạn có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhưng lại là dấu hiệu quan trọng để bạn biết được đường hô hấp trên đang bị tổn thương. 

Trong thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhiều kinh nghiệm có thể thông qua tiếng ho mà phán được được đường hô hấp đang bị viêm ở phần nào và giai đoạn bệnh lý. 

  • Viêm phế quản cấp: Ban đầu thường chỉ ho khan, có thể kèm theo chảy nước mũi, đầu sẽ hơi có đờm. 
  • Viêm phế quản mãn: Ho thường đi kèm đờm, nhiều vào buổi sáng.

2.2 Sốt

Triệu chứng viêm phế quản trẻ em rất dễ gặp nhất là sốt cao từ 38 độ C trở lên. Tình trạng sốt có thể diễn ra liên tục, sốt thành cơn, sốt cao hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh nhân viêm phế quản cũng kèm theo sốt. Một số trường hợp bị viêm phế quản thể nhẹ, sức đề kháng tốt sẽ không xuất hiện triệu chứng này. 

Viêm phế quản gây sốt khiến cơ thể mệt mỏi (Nguồn: Canva)

Viêm phế quản gây sốt khiến cơ thể mệt mỏi (Nguồn: Canva)

2.3 Khò khè

Viêm phế quản dẫn đến tình trạng thành phế quản bị phù nề, dẫn đến đường dẫn khí bị thu hẹp lại. Kết hợp với việc trong họng có chứa nhiều đờm, gây ra những tiếng khò khè mỗi khi hít thở. 

Nghe kỹ bạn sẽ thấy tiếng khò khè này phát ra gây gần khu vực mũi miệng chứ không phải tiếng rít sâu bên dưới. Ngoài ra, bệnh nhân viêm phế quản triệu chứng này sẽ không đáp ứng kèm thuốc khí dung.  

2.4 Đau họng

Viêm phế quản là khi khu vực đường hô hấp trên bao gồm đường ống dẫn đến khí phổi bị viêm nhiễm. Chính vì vậy, tại khu vực cổ họng sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, gây khó khăn trong việc nuốt. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát vùng cổ họng, đau mỗi khi nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn. 

2.5 Tiết đờm

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản nhẹ nói riêng và mọi đối tượng nói chung thời điểm ban đầu thường chỉ có ho khan. Tuy nhiên, sau 1 - 2 ngày nếu không cải thiện, trong mũi, họng có thể xuất hiện đờm. Khi khạc ra, đờm có dạng sền sệt, màu trong đến hơi trắng, một số trường hợp đờm có màu vàng hoặc xanh lục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn đã bổ sung và định cư trên màng nhầy bị viêm hay gọi là bội nhiễm vi khuẩn. 

Xuất hiện nhiều đờm là dấu hiệu bị viêm phế quản (Nguồn: Canva)

Xuất hiện nhiều đờm là dấu hiệu bị viêm phế quản (Nguồn: Canva)

3. Viêm phế quản có nguy hiểm không? Cần phải làm gì khi mắc bệnh?

Bệnh viêm phế quản rất dễ gặp, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi vào quanh năm, nhưng mùa xuân và mùa đông là khoảng thời gian thuận lợi cho dịch bùng phát. Trường hợp viêm phế quản cấp do virus, bệnh nhân đa phần tự khỏi trong vòng 14 - 28 ngày. Riêng triệu chứng ho sẽ kéo dài hơn có thể từ 1 - 2 tháng. 

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn hoặc các triệu chứng không có dấu hiệu giảm hay tái phát lại thì nguy cơ biến chứng là rất cao. Chính vì vậy mà khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chụp x quang viêm phế quản tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị thích hợp. 
  • Trường hợp bệnh nhân viêm phế quản do virus có thể không cần sử dụng kháng sinh, áp dụng nguyên tắc làm giảm triệu chứng để điều trị tại nhà.
  • Trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng viêm phế quản nặng như: sốt cao từ 38 độ C không có dấu hiệu giảm khi đã sử dụng thuốc hạ sốt, ho có đờm lẫn máu, đau tức ngực, khó thở, khó ngủ, ho kéo dài hơn 3 tuần. 
Đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có dấu hiệu nặng (Nguồn: Canva)

Đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có dấu hiệu nặng (Nguồn: Canva)

4. Cách phòng bệnh viêm phế quản 

Để phòng bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hay hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố thuận lợi cho bệnh lý. Cụ thể, hãy áp dụng những phương pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh cho mình và người thân:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
  • Tiêm chủng các mũi phòng bệnh đường hô hấp để bảo vệ sức khỏe, tránh bị viêm phế quản và các bệnh lý liên quan.
  • Rửa tay thường xuyên, vệ sinh nơi sinh sống.
  • Vào thời điểm cao điểm của bệnh bạn nên uống nhiều nước, chú ý giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, viêm phế quản là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể tự hết hoặc khỏi nhanh chóng nếu phát hiện và điều trị đúng cách. Vậy nên bạn hãy chú ý để phát hiện các triệu chứng viêm phế quản nhanh chóng. Hy vọng bài viết này Papaya đã giúp bạn cập nhật được nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mình và mọi người.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan