Quay lạiQuay lại

Bệnh Viêm Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Tránh

21/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Nguyên nhân bệnh viêm phổi
II. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
III. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm phổi?
1. Trẻ em
2. Phụ nữ mang thai
3. Người lớn tuổi
IV. 04 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi
Suy hô hấp
Nhiễm trùng huyết
Áp-xe phổi
Tràn dịch màng phổi
V. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 
VI. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phổi?
1. Đeo khẩu trang
2. Rửa tay thường xuyên
3. Không hút thuốc
4. Tăng cường sức khỏe bằng chế độ ăn uống và tập luyện
5. Tiêm phòng và uống thuốc phòng bệnh

Bệnh viêm phổi là bệnh lý hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhập viện trong những năm qua, đặc biệt là những ngày thời tiết giao mùa. Không chỉ đối tượng trẻ nhỏ, bệnh lý này còn gây nguy hiểm đến sức khoẻ của những người có bệnh lý nền, người già, phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng chống bệnh viêm phổi như thế nào trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm phổi

Tìm hiểu chung về bệnh viêm phổi

I. Nguyên nhân bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm nhu mô phổi. Các phế nang phổi và đường dẫn khí trong phổi chứa chất lỏng hoặc mủ dẫn đến viêm phổi gây sốt, ho, khó thở. Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi nhưng chủ yếu nhất vẫn là do vi khuẩn, nấm, virus.

Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ bệnh khác nhau. Trong đó, bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi phải kể đến như sau:

  • Viêm phổi do vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Viêm phổi do hít phải các bào tử của nấm.
  • Viêm phổi do hóa chất, ít gặp nhưng độ nguy hiểm cao.
  • Viêm phổi bệnh viện.
  • Viêm phổi cộng đồng.

Xem thêm: Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc

II. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi

Triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể nhẹ hoặc nặng tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Triệu chứng nhẹ thường tương tự như bệnh cảm cúm nhưng kéo dài hơn.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh viêm phổi kèm theo có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau ngực khi ho và thở mạnh.
  • Ho nhiều, ho rũ rượi, ho có đờm.
  • Cảm giác mệt mỏi, đau nhức, buồn ngủ.
  • Sốt cao, đổ mồ hôi và cơ thể thường xuyên ớn lạnh.
  • Buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa.

Ở trẻ nhỏ, viêm phổi thường đi kèm với triệu chứng sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, khó ngủ và cơ thể tím tái, rút lõm lồng ngực.

Bệnh viêm phổi gây khó thở, sốt cao, mệt mỏi

Bệnh viêm phổi gây khó thở, sốt cao, mệt mỏi

III. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm phổi?

Bệnh viêm phổi là bệnh lý ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, những đối tượng có sức đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh hơn và các triệu chứng viêm phổi cũng nặng hơn hẳn. Một số đối tượng phải kể đến như:

1. Trẻ em

Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh viêm phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ. Thông thường, biến chứng viêm phổi ở trẻ diễn biến rất nhanh và cần thăm khám, điều trị sớm tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

2. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Vì vậy, bệnh viêm phổi rất dễ xảy ra trong thời kỳ mang thai nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.

3. Người lớn tuổi

Người già, người lớn tuổi có sức khỏe suy giảm dễ bị ảnh hưởng trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Điều này dẫn đến họ dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có bệnh lý viêm phổi.

IV. 04 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:

Suy hô hấp

Viêm phổi nặng dẫn đến cảm giác khó thở, thiếu oxy lâu ngày có thể dẫn đến suy hô hấp. Biến chứng bệnh này khiến bệnh nhân cần phải nhập viện và dùng máy thở cho đến khi phổi lành lại.

Nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn viêm phổi xâm nhập vào máu sau đó lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác dẫn đến nguy cơ suy nội tạng.

Áp-xe phổi

Viêm phổi lâu ngày không được chữa trị có thể hình thành mủ trong khoang phổi. Áp xe phổi sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh và phẫu thuật khi cần.

Tràn dịch màng phổi

Viêm phổi khiến chất lỏng tích tụ giữa những mô lót phổi và khoang ngực. Nếu dịch này tăng lên sẽ gây khó thở ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

V. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 

Bệnh viêm phổi cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để cơ thể nhanh hồi phục. Nhìn chung, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều thức ăn lỏng nhằm loãng chất nhầy trong phổi.
  • Dùng thuốc theo đúng đơn thuốc bác sĩ kê, tránh ngưng thuốc quá sớm khiến bệnh viêm phổi tái phát.
  • Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn gây ảnh hưởng đến người thân.
  • Đeo khẩu trang và khử trùng tay thường xuyên, súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc để bảo vệ phổi.
  • Tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

VI. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phổi?

1. Đeo khẩu trang

Việc đeo khẩu trang là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm phổi, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19. Việc đeo khẩu trang giúp ngăn chặn việc lây nhiễm từ người bệnh hoặc từ môi trường bên ngoài.

2. Rửa tay thường xuyên

Rửa tay là cách phòng ngừa bệnh viêm phổi đơn giản nhất và hiệu quả nhất. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch giúp loại bỏ vi khuẩn và virus có thể gây ra bệnh viêm phổi.

3. Không hút thuốc

Việc hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh viêm phổi. Thuốc lá có chứa các hóa chất độc hại, gây kích thích đường hô hấp và làm giảm khả năng bảo vệ của phổi.

4. Tăng cường sức khỏe bằng chế độ ăn uống và tập luyện

Chế độ ăn uống và tập luyện là hai yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh viêm phổi. Chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng, hạn chế ăn đồ ăn có nhiều chất béo và đường. Đồng thời, tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lây nhiễm.

5. Tiêm phòng và uống thuốc phòng bệnh

Tiêm phòng và uống thuốc phòng bệnh là cách phòng ngừa bệnh viêm phổi hiệu quả. Chúng ta nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết để phòng ngừa bệnh lây nhiễm, đặc biệt là vaccine phòng bệnh viêm phổi.

Bài viết trên là những chia sẻ bạn cần biết về bệnh viêm phổi. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị, phòng chống bệnh lý này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan