Quay lạiQuay lại

05 cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả ngay lập tức

21/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ
2.1. Đau mắt đỏ do virus
2.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn
2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
3. Phương pháp điều trị đau mắt đỏ bạn cần biết
3.1. Điều trị toàn diện
Chế độ dinh dưỡng
Cách ly người bị đau mắt đỏ
Hạn chế dùng điện thoại
3.2. Điều trị tại vị trí mắt bị đau
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng phương pháp dân gian
4. Đau mắt đỏ khi nào cần can thiệp y tế?
5. Lời khuyên giúp bạn phòng ngừa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý khá thường gặp ở mắt. Tuy rằng bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây bạn nhé.

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ

1. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ còn được nhiều người gọi là tình trạng viêm kết mạc. Bệnh nhân được kết luận là đau mắt đỏ khi lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu có hiện tượng đỏ và kết mạc mi viêm nhiễm.

Bệnh đau mắt đỏ có thể thấy ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Đặc biệt, loại bệnh này có khả năng bùng phát thành ổ dịch do rất dễ lây lan từ người sang người. Nhìn chung, đau mắt đỏ là bệnh lý không quá nghiêm trọng, ít để lại di chứng và đa số sẽ tự khỏi trong một tuần. Tuy nhiên, bệnh lý này có khả năng tái lại nhiều lần do cơ thể con người không tự sản sinh ra hệ miễn dịch trọn đời với vi khuẩn, virus gây đau mắt đỏ.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp kèm triệu chứng dễ nhận thấy như sau:

2.1. Đau mắt đỏ do virus

Đây có thể nói là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đau mắt đỏ. Dấu hiệu thường thấy của trường hợp đau mắt do virus là ngứa mắt, có ghèn, mí mắt sưng và giảm thị lực. Bệnh lý này có thể lây lan qua việc tiếp xúc với nước mắt của người bệnh.

2.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Vi khuẩn gây đau mắt đỏ thường là Haemophilus Influenzae. Triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn là hai mí mắt bị dính vào nhau khi ngủ dậy, chảy nước mắt, mắt có ghèn vàng hay xanh nhạt. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh các tổn thương nghiêm trọng về giác mạc.

2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng

Khá khó để xác định nguyên nhân gây ra dị ứng dẫn đến đau mắt đỏ. Thông thường, người bị đau mắt đỏ do dị ứng sẽ có triệu chứng ngứa và chảy nước mắt đi kèm với viêm mũi dị ứng.

Đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân

Đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân

3. Phương pháp điều trị đau mắt đỏ bạn cần biết

Bệnh lý đau mắt đỏ sẽ được cải thiện khi sử dụng thuốc đúng cách kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, vệ sinh đúng cách. Cụ thể như sau:

3.1. Điều trị toàn diện

Điều trị toàn diện bao gồm chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tác động điều trị bệnh tại nhà, bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng

Khi người bệnh bị đau mắt đỏ, chế độ dinh dưỡng là điều cần quan tâm để cải thiện nhanh tình trạng này. Trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần bổ sung đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, người đau mắt đỏ nên tích cực bổ sung thêm các loại trái cây để tăng hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết.

  • Rau xanh: Các loại rau có màu xanh như cải xanh, rau bi na, súp lơ… có chứa nhiều chất chống oxy hóa, là dưỡng chất trong võng mạc giúp mắt nhìn sáng rõ, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh đau mắt đỏ
  • Các loại thịt đỏ: Trong thành phần của thịt bò có chưa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo và một số vitamin khác giúp chống lại quá trình oxy hóa do vi khuẩn.
  • Cà rốt, ớt chuông cam: Các dưỡng chất như vitamin A có trong cà rốt và ớt chuông cam giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe, bạn có thể kết hợp với rau xanh để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh đau mắt đỏ
  • Hoa quả mọng nước: Cam, quýt, dâu, nho, việt quất… có vị chua nhẹ, chứa nhiều chất xơ và ccasc vitamin C, vitamin A chống oxy hóa cho đôi mắt rất tốt. Đặc biệt, việt quất còn có chứa lượng dưỡng chất giúp phòng chống viêm, nhiễm trùng hiệu quả.

Cách ly người bị đau mắt đỏ

Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ có thể sẽ lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly, sử dụng khẩu trang và kính mắt khi đi ra ngoài. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đúng cách cũng là một trong những tiêu chí cần thiết để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của mắt.

Hạn chế dùng điện thoại

Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử gây mỏi mắt. Nếu cần ra ngoài, hãy trang bị kính chắn gió bụi và hạn chế đến các nơi môi trường bụi bẩn, vi khuẩn dễ gây kích ứng mắt. Để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần chú ý không dụi mắt tránh gây ảnh hưởng đến giác mạc đang bị tổn thương.

3.2. Điều trị tại vị trí mắt bị đau

Các cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà bạn có thể tham khảo như sau:

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Để giảm thiểu nhanh tình trạng đau mắt đỏ, người bệnh cần phải sử dụng đúng loại thuốc và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng mắt đau của từng người mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau như thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, kháng sinh…

Sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi nhỏ mắt, phần đầu của chai thuốc nhỏ không được để chạm vào mắt. Với dạng thuốc mỡ hoặc thuốc gel cần bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Để theo dõi tiến triển của bệnh, bạn nên đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhưng mắt sưng và đau hơn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Sử dụng phương pháp dân gian

Để hỗ trợ giảm triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh có thể tham khảo những cách sau:

  • Đắp khăn ấm lên mắt: Sử dụng khăn sạch ngâm nước ấm và vắt khô đặt lên mắt để giảm tình trạng nhức mỏi do đau mắt gây ra.
  • Đắp khăn lạnh lên mắt: Nếu mắt bị sưng đau và ngứa do kích ứng mắt, đắp khăn lạnh lên vùng mắt đau là cách đơn giản nhất giúp giảm tình trạng này.
  • Kiêng ăn các thực phẩm gây kích ứng: Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn rau muống, tôm, cá, ốc có thể gây tình trạng mắt sưng nóng khó chịu.
Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ

4. Đau mắt đỏ khi nào cần can thiệp y tế?

Đau mắt đỏ mặc dù không nguy hiểm nhưng vẫn nên được điều trị sớm nhằm tránh những trở ngại về đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. Tình trạng đau mắt đỏ có thể nhẹ hoặc nặng tùy từng trường hợp. Nếu phát hiện sớm, đa số trường hợp đau mắt đỏ có thể thuyên giảm nhanh chỉ với thuốc nhỏ mắt và chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mắt đỏ không thuyên giảm, người bệnh vẫn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi thấy dấu hiệu mắt nhiều tia máu, đau mắt, chảy nước mắt, ghèn vàng xanh, người bệnh không nên chủ quan tự điều trị tại nhà có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc về mắt.

5. Lời khuyên giúp bạn phòng ngừa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý dễ bị tái lại nếu người bệnh không vệ sinh mắt sạch sẽ cũng như điều trị không dứt điểm. Để ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% mỗi ngày.
  • Chú ý đeo kính chắn bụi và chắn gió khi đi đường.
  • Dùng khăn mặt riêng, tránh dùng khăn mặt chung với nhiều người.
  • Tuyệt đối tránh các loại hóa chất trong dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm dính vào mắt.
  • Nên có chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin từ trái cây, rau củ.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông thoáng.

Đau mắt đỏ là bệnh lý gây nhiều khó chịu cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết kể trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho quá trình điều trị và phòng chống bệnh lý này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan