Quay lạiQuay lại

Nhiệt miệng ở lưỡi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

15/3/2023

Share

Nội dung chính

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi
1.1. Lưỡi bị tổn thương
1.2. Nhạy cảm với thức ăn
1.3. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất
1.4. Tác dụng phụ của thuốc
1.5. Thay đổi hormone
1.6. Căng thẳng, lo âu kéo dài
1.7. Sử dụng thuốc lá, rượu bia
1.8. Dấu hiệu của bệnh lý
2. Cách xử lý nhiệt miệng ở lưỡi an toàn
2.1. Dùng thuốc bôi trị nhiệt miệng
2.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
2.3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tạo thói quen sống lành mạnh
3. Các câu hỏi liên quan về nhiệt miệng ở lưỡi
3.1. Nhiệt miệng ở lưỡi kiêng ăn gì?
3.2. Phân biệt nhiệt ở lưỡi và ung thư lưỡi như thế nào?

Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét xảy ra ở viêm mạc lưỡi khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Ngoài việc sưng đau ở lưỡi, nhiệt lưỡi còn khiến người bệnh giảm vị giác, cảm giác tê ngứa ở lưỡi và khô rát khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách xử lý nhiệt miệng ở lưỡi như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Nhiệt miệng ở lưỡi gây đau nhức, khó chịu

Nhiệt miệng ở lưỡi gây đau nhức, khó chịu

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

Nhiệt miệng ở lưỡi là triệu chứng thường gặp ở nhiều người trong mọi độ tuổi. Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng này như sau:

1.1. Lưỡi bị tổn thương

Lưỡi bị tổn thương do bị cắn phải khi ăn uống tạo vết thương hở trên bề mặt. Nếu không được vệ sinh đúng cách, vết thương sẽ lở loét và lan rộng do môi trường ẩm ướt bên trong khoang miệng.

1.2. Nhạy cảm với thức ăn

Một số loại thức ăn cay nóng, thức ăn mặn hay thức ăn đóng hộp có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi. Những loại trái cây giàu acid hay các món khô, hạt cứng cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.

1.3. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, kẽm, vitamin C, B9, B12 sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi. Nếu thiếu hụt các dưỡng chất này trong thời gian dài, tình trạng nhiệt lưỡi sẽ tái đi tái lại khó kiểm soát.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi. Các nguyên cứu chỉ ra rằng, những loại thuốc kháng viêm hoặc thuốc điều trị ung thư, hoá trị, xạ trị vùng đầu cổ sẽ có tác dụng phụ tạo ra những vết loét trong khoang miệng, đặc biệt là phần lưỡi.

1.5. Thay đổi hormone

Thay đổi nồng độ hormone theo chu kỳ cũng là nguyên nhân khiến chúng ta gặp vấn đề về khoang miệng. Một số vấn đề phổ biến phải kể đến như nướu răng sưng đỏ, tuyến nước bọt sưng, các vết loét ở lưỡi và khoang miệng.

1.6. Căng thẳng, lo âu kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Tâm lý không thoải mái khiến hệ miễn dịch bị suy yếu đồng thời các hormone suy giảm dẫn đến cơ thể không chống chịu được với các vi khuẩn gây ra tình trạng nhiệt miệng.

Tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

Tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

1.7. Sử dụng thuốc lá, rượu bia

Những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao bị nhiệt miệng ở lưỡi tái đi tái lại. Tình trạng phụ thuộc vào thuốc lá rượu bia còn gây ra nhiều hệ luỵ khác về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, sưng tuyến nước bọt…

1.8. Dấu hiệu của bệnh lý

Nhiệt miệng ở lưỡi cũng là một dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý. Nếu lưỡi xuất hiện nốt hay vết loét, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu biểu sau:

  • Bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu là những mụn nước trong khoang miệng và trên dưới bề mặt lưỡi gây đau rát, khó chịu. Bệnh lý thường gặp ở người lớn cần được điều trị đúng cách tránh những biến chứng sau này.
  • Viêm gai lưỡi: Viêm gai lưỡi thoáng qua có biểu hiện là nhú lưỡi bị sưng khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bệnh này có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày tùy thể trạng của người mắc.
  • Bệnh lichen phẳng: Bệnh mạn tính gây ra những mảng trắng, hồng trên lưỡi kèm cảm giác bỏng rát và đau nhức.
  • Hội chứng Behcet: Xuất hiện các vết loét ở lưỡi đi kèm với các triệu chứng khác như viêm trong mắt, tiêu hoá kém và viêm loét bộ phận sinh dục.
  • Ung thư lưỡi: Triệu chứng của ung thư lưỡi giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét trên lưỡi ngày càng lan rộng gây ảnh hưởng xuất đến sức khỏe người bệnh.

2. Cách xử lý nhiệt miệng ở lưỡi an toàn

Để xử lý nhiệt miệng ở lưỡi, bạn có thể tham khảo những cách sau:

2.1. Dùng thuốc bôi trị nhiệt miệng

Dùng các loại gel bôi trị nhiệt miệng trên thị trường giúp chống viêm và rút ngắn thời gian phục hồi vết thương. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp giảm đau tức thời cho người bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, đối với đối tượng trẻ em cần lưu ý vì một số loại gel bôi trị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến men răng của trẻ.

2.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nhiệt miệng ở lưỡi gây cảm giác khó chịu trong khoang miệng. Vì vậy, không ít người trong lúc bị nhiệt miệng thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, điều này càng khiến các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng xâm nhập vào vết viêm loét khiến nốt viêm lâu khỏi hơn.

Vì vậy, khi bị nhiệt miệng bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên. Ngoài việc đánh răng, hãy súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch nha khoa chuyên biệt để ngăn ngừa, tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, súc miệng đúng cách còn là cách giảm sưng vết thương ở lưỡi đồng thời làm khô vết loét nhanh hơn.

2.3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tạo thói quen sống lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu chất, phản khoa học là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi. Vì vậy, bạn cần cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá để vết nhiệt ở lưỡi nhanh lành.

Một số thực phẩm đặc biệt nên bổ sung bạn có thể tham khảo như sau:

  • Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh có tính mát cùng nhiều dưỡng chất giúp giảm triệu chứng nhiệt miệng.
  • Bột sắn dây chứa vitamin và khoáng chất dịu cơn đau miệng đồng thời làm mát cơ thể.
  • Các loại rau xanh giàu vitamin đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể, làm lành vết thương hiệu quả.
  • Mật ong có tính sát khuẩn, giảm tình trạng viêm loét và hạn chế các cơn đau do nhiệt miệng gây ra.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng giảm tình trạng nhiệt miệng

Cải thiện chế độ dinh dưỡng giảm tình trạng nhiệt miệng

3. Các câu hỏi liên quan về nhiệt miệng ở lưỡi

Ngoài tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhiệt miệng ở lưỡi, nhiều người thường băn khoăn đến những vấn đề sau đây.

3.1. Nhiệt miệng ở lưỡi kiêng ăn gì?

Người bị nhiệt miệng cần kiêng những thực phẩm gây kích ứng vào vết loét, cụ thể như sau:

  • Trái cây chứa acid như cam, chanh, bưởi, quất…
  • Cà phê chứa chất acid salicylic gây kích ứng vùng miệng.
  • Thực phẩm cay nóng tạo nhiệt khiến vết loét lâu lành.

3.2. Phân biệt nhiệt ở lưỡi và ung thư lưỡi như thế nào?

Ung thư lưỡi là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có triệu chứng ban đầu tương đối giống nhiệt miệng. Tuy nhiên, dấu hiệu nhiệt miệng ở lưỡi do bệnh ung thư thời điểm đầu thường không gây đau đớn. Đồng thời, vết loét lưỡi do ung thư sẽ không biến mất theo thời gian và ngày càng lớn dần. 

Khi vết loét lan ra, người bệnh sẽ cảm thấy khó nhai nuốt, niêm mạc miệng dày lên và răng lung lay. Nếu nhiệt miệng thông thường, vết nhiệt miệng đa số sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày đến vài tuần tuỳ cơ địa.

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về nhiệt miệng ở lưỡi, nguyên nhân, cách xử lý và những câu hỏi liên quan về chủ đề này. Hy vọng với những thông tin kể trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng bệnh này và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan