Quay lạiQuay lại

Nỗi lo mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân và phòng ngừa

1/10/2022

Share

Nội dung chính

Mang thai ngoài tử cung là gì?
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai ngoài tử cung
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung
Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng, khả năng sinh sản sau này của phụ nữ. Chị em phụ nữ cần phải trang bị những kiến thức về tình trạng này để có thể an tâm lên kế hoạch mang thai nhé.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Đây là trường hợp trứng sau khi thụ tinh lại làm tổ bên ngoài tử cung, phát triển ngoài nội mạc tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Tuy nhiên phần lớn những trường hợp thai ngoài tử cung là nằm ở vòi trứng.

Mặc dù tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chỉ chiếm 1-2% trên tổng số các ca sinh tự nhiên nhưng số lượng tử vong có thể lên đến 4-10%. Tình trạng này có thể phát hiện sớm từ những tuần đầu của thai kỳ, do đó thai sản có thể kiểm tra và phát hiện sớm tránh tình trạng biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thai ngoài tử cung không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Thai ngoài tử cung không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường như trễ kinh, tăng cức ngực, buồn nôn và đau bụng, vẫn có thể thử thai ra 2 vạch. Tuy nhiên, thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể phát triển như bình thường, một số biểu hiện khác thường của tình trạng này bao gồm

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Thường sẽ là tình trạng rong kinh kéo dài nhiều ngày, ít và có màu nâu sẫm
  • Đau nhói bụng dưới: Đau nhói bụng dưới âm ỉ khó chịu hoặc đau chỉ một bên bụng, đau kéo dài nhiều ngày không hết kèm theo là chứng táo bón

Bên cạnh đó những triệu chứng kèm theo gồm hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, da xanh xao, nhớt nhạt cũng cần phải lưu ý

Trường hợp không phát hiện kịp thời dẫn đến khối u thai bị vỡ sản phụ sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, khó thở, mặt tái nhợt, mạch đập nhanh thậm chí là kiệt sức và ngất xỉu. Đây là tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng, do đó thai phụ cần được đưa đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh phụ khoa

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh phụ khoa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung

Đến nay vẫn chưa xác nhận được lý do chính dẫn đến việc mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đang trong độ tuổi sinh sản, nhưng những nguyên nhân sau đây sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

  • Viêm, nhiễm vòi trứng từ các bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu
  • Các can thiệp đến vòi trứng nạo phá thai, phẫu thuật vùng chậu
  • Những người đã mang thai ngoài tử cung một lần sẽ có 10% nguy cơ mắc lại trong lần mang thai sau đó
  • Sử dụng thuốc cải thiện khả năng sinh sản trong quá trình điều trị vô sinh
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai
  • Yếu tố di truyền hoặc dị tật bẩm sinh

Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mặc dù nguyên nhân chính gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các chị em phụ nữ vẫn có thể phòng ngừa tình trạng thai ngoài tử cung bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để duy trì sức khỏe sinh sản tốt hơn.

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

  • Giữ vệ sinh vùng kín: vệ sinh hàng ngày, trong kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ.
  • Sử dụng bao cao su và không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Hạn chế việc nạo phá thai
  • Khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện và xử lý sớm các vấn đề hoặc bệnh lý, giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Không hút thuốc lá

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

  • Điều trị bằng thuốc: phương pháp này cần thực hiện trước khi thai ngoài tử cung vỡ, phôi thai còn nhỏ. Thuốc sẽ ngăn lại quá trình phát triển của phôi thai, tiêu đi và đẩy ra ngoài. Một số tác dụng phụ sẽ gặp phải khi sử dụng thuốc là rụng tóc, chóng mật, đau đầu hoặc tiêu chảy
  • Trường hợp thai lớn quá 3cm điều trị bằng thuốc sẽ không có hiệu quả, sản phụ cần phải phẫu thuật để loại bỏ thai. Ngoài ra khi phôi thai bị vỡ, cần phải phẫu thuật khẩn cấp để xử lý lấy thai, ngăn ngừa tổn thương và chảy máu.

Hy vọng bài viết này cung cấp đủ thông tin về tình trạng mang thai ngoài tử cung, tình trạng này nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm thì sẽ không ảnh hưởng và để lại biến chứng. Các chị em phụ nữ khi thấy có biểu hiện mang thai thì nên đi kiểm tra để xác định sức khỏe thai nhi cũng như rà soát các biến chứng thai sản sớm nhất có thể nhé.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan