Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân sốt xuất huyết: 3 cách phòng bệnh hiệu quả

27/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Nguyên nhân sốt xuất huyết là gì?
2. Cách lây lan bệnh sốt xuất huyết
2.1 Do bị muỗi vằn chứa virus đốt
2.2 Lây qua đường máu
2.3 Lây truyền tại bệnh viện
3. Đối tượng nguy cơ cao bị sốt xuất huyết
4. 3 cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
4.1 Diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng
4.2 Đề phòng muỗi đốt
4.3 Cách ly người bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa đã nhanh chóng chạm mức cảnh báo về số lượng ca mắc và nhập viện và vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân sốt xuất huyết là gì cũng như các cách phòng bệnh hiệu quả. Và bài viết dưới đây sẽ mang đến các thông tin chính xác nhất giúp bạn giải đáp được vấn đề trên.

1. Nguyên nhân sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae. Virus Dengue bao gồm 4 serotype khác nhau từ DEN-1 đến DEN-4 và cả 4 đều đang đồng lưu hành tại Việt Nam. 

Đặc điểm của bệnh lý này là nếu một người đã từng bị nhiễm bệnh do 1 typ vi rút Dengue thì vẫn có thể bị nhiễm lại bởi một typ vi rút Dengue khác với nguy cơ phát triển thành giai đoạn nặng cao. 

Người bị sốt xuất huyết do nhiễm virus Dengue (Nguồn: Canva)

Người bị sốt xuất huyết do nhiễm virus Dengue (Nguồn: Canva)

Bệnh lây truyền qua trung gian từ hai loại muỗi vằn Aedes aegypti (thường gặp hơn) và Aedes albopictus. Đặc điểm sinh sản, phát triển và gây bệnh của loại muỗi này như sau:

  • Muỗi đốt là muỗi cái.
  • Thường đốt mạnh vào buổi sáng sớm và chiều tối. 
  • Trú ngũ ở các góc tối trong nhà, chăn màn, quần áo, dây phơi và các dụng cụ trong nhà.
  • Muỗi sẽ đẻ trứng ở các nơi có chứa nước như bể, chum, vại, giếng, hốc cây,... hay đồ vật phế thải chứa nước như lọ hoa, vỏ dừa,...
  • Loại muỗi này không đẻ ở những nơi có nước hôi thối như cống rãnh, ao tù.
  • Phát triển mạnh vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình trên 20 độ C. 

2. Cách lây lan bệnh sốt xuất huyết

Không ít người nghĩ rằng, bệnh sốt xuất huyết chỉ lây lan thông qua đường muỗi đốt hay lây qua việc tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên chưa phải là một đáp án chính xác, bởi vi rút Dengue không lây qua việc tiếp xúc và muỗi đốt cũng không phải con đường duy nhất để virus xâm nhập vào cơ thể người. Thực tế, bệnh lý này sẽ lây qua những con đường sau:

2.1 Do bị muỗi vằn chứa virus đốt

Bệnh sốt xuất huyết lây từ qua trung gian truyền nhiễm là nốt muỗi vằn đốt là con đường phổ biến nhất. Khi muỗi hút máu người nhiễm bệnh, vi rút trong máu sẽ truyền sang tế bào và nhân lên bên trong cơ thể muỗi. Virus sẽ lây lan sang các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho đến khi lan vào tuyến nước bọt của muỗi. 

Thời gian để muỗi hút máu người, sau đó truyền sang người khác phải mất khoảng 8 - 12 ngày. Lúc này, khi muỗi có chứa virus trong tuyến nước bọt đố người, sẽ truyền vi rút Dengue sang cơ thể khiến người bị muỗi đốt nhiễm bệnh. 

Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian lây lan bệnh (Nguồn: Canva)

Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian lây lan bệnh (Nguồn: Canva)

2.2 Lây qua đường máu

Bị sốt xuất huyết qua việc lây nhiễm bằng đường máu ít gặp hơn, tuy nhiên không phải là không xảy ra. Nguy cơ cao người lành sẽ bị nhiễm khi sử dụng chung bơm kim tiêm hay lấy máu của người chứa mầm bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình sinh nếu cơ thể mẹ nhiễm virus Dengue trong vòng 10 ngày trước sinh. 

2.3 Lây truyền tại bệnh viện

Thực tế virus Dengue có thể lây nhiễm thông qua các chế phẩm máu tại bệnh viện, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm hay tổn thương ở niêm mạc. Trong một số trường hợp nguồn lây nhiễm đến từ việc hiến máu của người không xuất hiện triệu chứng sốt xuất huyết nhưng lại có mang virus Dengue trong máu.

3. Đối tượng nguy cơ cao bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, theo thống kê thì những đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn thuộc nhóm:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người già từ 65 tuổi trở lên.
  • Người có các bệnh lý nền.
  • Phụ nữ có nguy cơ nhiễm bệnh sốt xuất huyết cao hơn nam giới.
  • Người sinh sống tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
  • Người có điều kiện sống thấp, ở nơi tối tăm, ẩm thấp.

4. 3 cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết là bệnh lý dễ lây nhiễm, lại có nhiều biến chứng nguy hiểm, gây hại trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, cách tốt nhất để không gặp phải rủi ro chính là thực hiện nghiêm chỉnh các phương pháp phòng chống bệnh và ngăn ngừa bùng dịch. Dựa theo hướng dẫn của Bộ Y Tế phát hành, dưới đây là 3 cách hiệu quả bạn nên biết để phòng bệnh tốt nhất.

Thực hiện tốt phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

Thực hiện tốt phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

4.1 Diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng

Ngăn chặn và tiêu diệt nguyên nhân sốt xuất huyết là phương pháp hiệu quả để phòng chống lây lan bệnh dịch. Bạn hãy chú ý thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc, đảm bảo thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc và tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển. Các giải pháp cụ thể như:

  • Thay rửa thường xuyên các dụng cụ chứa nước.
  • Phát quang bụi rậm.
  • Thả mê zô/cá vào dụng cụ chứa nước lớn như giếng, bể, vại, chum.
  • Đậy kín hoặc lấp úp các dụng cụ chứa nước.
  • Phun thuốc diệt muỗi trong nhà.
  • Thu gom rác thải, các vật dụng phế thải có khả năng trữ nước như ống bơ, lốp xe, vỏ dừa, hốc tre,...
  • Sử dụng bát nước muối để kê chân tủ đựng/chạn bát đĩa.

4.2 Đề phòng muỗi đốt

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp ngăn chặn sự sinh sản của muỗi, thì bạn cần đồng thời thay đổi các thói quen sinh hoạt để không bị muỗi đốt. 

  • Sử dụng các loại thuốc diệt muỗi như bình xịt muỗi, kem đuổi muỗi, vợt điện,...
  • Bung màn khi ngủ.
  • Mặc quần áo dài tay và nhạt màu.
  • Hạn chế ra ngoài vào mùa mưa, buổi tối nhất là đến các nơi ẩm thấp, cây cối um tùm, tối tăm.
  • Đóng kín cửa trong nhà những ngày nồm ẩm và khi trời tối.

4.3 Cách ly người bị sốt xuất huyết

Mặc dù sốt xuất huyết không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, nhưng người bị bệnh vẫn nên cách ly để hạn chế việc muỗi đốt. Người bị sốt xuất huyết cần tránh bị muỗi đốt bằng cách nằm trong màn kể cả ban ngày. 

Nguyên nhân sốt xuất huyết chính là từ vi rút Dengue và lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu do muỗi vằn đốt. Hiện tại đang là thời điểm bệnh dễ bùng phát thành dịch vậy nên bạn hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng chống để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Hy vọng những thông tin Papaya mang đến hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý sốt xuất huyết.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan