Quay lạiQuay lại

Các giai đoạn sốt xuất huyết: Dấu hiệu và cách chăm sóc

27/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
2. 3 giai đoạn của sốt xuất huyết
2.1 Giai đoạn sốt
2.2 Giai đoạn nguy hiểm
2.3 Giai đoạn hồi phục
3. Cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết theo từng giai đoạn
3.1 Nguyên tắc điều trị
3.2 Chế độ chăm sóc
3.3 Phòng lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết

Việc tìm hiểu các giai đoạn sốt xuất huyết có tác dụng trong việc tìm ra phương pháp điều trị cũng như chăm sóc người bệnh đúng cách. Theo đó, khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn với thời gian và biểu hiện tương ứng. Để biết thông tin chi tiết, mời bạn theo dõi nội dung sau đây. 

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và lây lan thông qua nốt muỗi đốt Trung gian truyền nhiễm bệnh chủ yếu là hai loại muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus. Sau khoảng 4 - 14 ngày khi bị muỗi vằn có chứa máu nhiễm virus của người nhiễm bệnh đốt, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ban đầu. 

2. 3 giai đoạn của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột với những biểu hiện lâm sàng đa dạng. Diễn biến bệnh nhanh chóng, chuyển từ nhẹ đến nặng theo 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Sốt xuất huyết tiến triển theo 3 giai đoạn (Nguồn: Canva)

Sốt xuất huyết tiến triển theo 3 giai đoạn (Nguồn: Canva)

2.1 Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt thường diễn ra sau 4 - 7 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày) khi người bệnh bị nhiễm virus Dengue từ muỗi. Các triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn này gồm có:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt không có hiệu quả. 
  • Nhức đầu, đau nhức vùng hốc mắt, đau mỏi người nhất là vùng các khớp và các cơ.
  • Da xung huyết, có thể thấy những chấm xuất huyết phía dưới da.
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, có thể bị tiêu chảy.
  • Có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi.

Đối với sốt xuất huyết ở trẻ em, ở giai đoạn này thường xuất hiện triệu chứng sốt kèm theo đau họng, đau bụng kéo dài khoảng 3 ngày. Đến ngày thứ 8 trẻ có thể bị xuất huyết nhẹ với các chấm xuất huyết dưới da hoặc gây chảy máu mũi. 

Khi xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm (nhưng trên 100.000/mm3) và Hct bình thường.

Biến chứng có thể gặp ở giai đoạn sốt là: co giật, mất nước.

2.2 Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm hay giai đoạn xuất huyết thường xuất hiện các triệu chứng ở ngày thứ 3 - 7 của bệnh từ ngày sốt đầu tiên. Lúc này, tình trạng sốt có thể giảm hoặc không đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau bụng liên tục, dữ dội nhất là vùng gan.
  • Chướng bụng, bụng to.
  • Cơ thể mệt mỏi, người vật vã, lừ đừ.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau tức ngực khi thay đổi tư thế, căng tức ngực, khó thở.
  • Biểu hiện thoát huyết tương như: Lạnh đầu chi, tiểu ít, nổi vân tím, không bắt được mạch.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị giảm tiểu cầu trong máu, dẫn đến nhiều biểu hiện xuất huyết. Khả năng gặp biến chứng là cực kỳ cao, nhẹ nhất là bệnh nhân bị xuất huyết dưới da với các điểm xuất huyết rải rác ở vùng bụng, mạn sườn, mặt trong hai cánh tay, mặt trước hai cẳng chân hoặc mảng bầm tím, có thể kèm theo ngứa da.

Biểu hiện xuất huyết nặng hơn có thể gặp là: Chảy máu cam, rong kinh ở phụ nữ, chảy máu chân răng, tiểu máu, đi ngoài phân đen, nôn ra máu. Trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân còn phải đối mặt với biến chứng xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, giai đoạn nguy hiểm còn có thể xảy ra các biến chứng khác như: Sốc, suy hô hấp, hạ natri máu, toan chuyển hóa, suy đa tạng, hạ albumin máu.

2.3 Giai đoạn hồi phục

Trong giai đoạn nguy hiểm, người bệnh nếu được chăm sóc tốt sẽ có thể tiến đến giai đoạn hồi phục sau 1 - 2 ngày và rơi vào ngày thứ 7 - thứ 10 của bệnh. Lúc này, sức khỏe bệnh nhân dần bình thường trở lại, hết sốt, huyết áp ổn định, lấy lại cảm giác thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn. 

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của việc quá tải truyền dịch như nhịp tim không đều, bị chậm hay suy hô hấp. Nhiều người gặp tình trạng phát ban hay ngứa ngoài da. 

Để rõ nhất khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, kết quả sẽ cho biết chỉ số Hematocrit đã về mức bình thường (có thể thấp hơn nguyên nhân do việc hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu). Số lượng tiểu cầu dần về mức bệnh thường, số lượng bạch cầu máu tăng lên, AST, ALT thường giảm.

Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh lý (Nguồn: Canva)

Thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh lý (Nguồn: Canva)

3. Cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết theo từng giai đoạn

Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nhanh, triệu chứng đa dạng nên việc nắm rõ các giai đoạn sốt xuất huyết là cực kỳ cần thiết. Từ đó, người chăm sóc sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh mà có đưa ra các chế độ phù hợp. Để giúp người bệnh nhanh khỏi, hạn chế tối đa các biến chứng gặp phải ở giai đoạn nguy hiểm, thì bạn cần chú ý những điều trong quá trình chăm sóc như sau:

3.1 Nguyên tắc điều trị

Người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Khi đã xác định được nguyên nhân, giai đoạn bệnh lý, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sát sao các dấu hiệu lâm sàng. 

Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết, nên nguyên tắc được áp dụng sẽ là điều trị triệu chứng kết hợp chăm sóc nâng cao thể trạng. Tại giai đoạn sốt, bệnh nhân cần sử dụng các phương pháp hạ sốt phù hợp, sử dụng thuốc khi sốt từ 38,5 độ C. Kết hợp việc bù nước, bù điện giải bằng cách uống nhiều nước, dùng oresol hoặc hydrite. 

3.2 Chế độ chăm sóc

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu đen, đỏ, nâu như sôcôla, cà phê,... để tránh bị nhầm lẫn với xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, chiền nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có gas.
  • Nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại khi không cần thiết.
  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, các món dạng lỏng và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Ưu tiên các món ăn mềm, dạng lỏng giúp tiêu hóa dễ dàng (Nguồn: Canva)

Ưu tiên các món ăn mềm, dạng lỏng giúp tiêu hóa dễ dàng (Nguồn: Canva)

3.3 Phòng lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết

Tuân thủ thực hiện các phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm từ muỗi sang người bằng cách loại bỏ nơi sinh sản muỗi. Kết hợp phương án đề phòng muỗi đốt bằng cách: mặc áo dài tay, dùng bình xịt muối, mặc quần áo dài tay, sử dụng kem đuổi muỗi,...

Như vậy bệnh sốt xuất hiện diễn ra qua 3 giai đoạn với những triệu chứng đặc thù. Bạn cần nhận biết sớm để phát hiện được bệnh ở những thời điểm ban đầu, giúp quá trình điều trị và hồi phục diễn ra nhanh chóng. Trên đây là thông tin về các giai đoạn sốt xuất huyết, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh lý này hơn.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan