Quay lạiQuay lại

5 điều NLĐ cần biết khi hưởng chế độ ốm đau BHXH

29/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Chế độ ốm đau là gì?
3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội
3.1 Trường hợp được hưởng chế độ ốm đau
3.2 Các trường hợp không giải quyết chế độ ốm đau 
4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau BHXH
Bản thân ốm
Ốm dài ngày
Con ốm
5. Mức hưởng chế độ ốm đau BHXH năm 2023 là bao nhiêu?
Kết luận

Thời gian làm việc người lao động sẽ không tránh khỏi tai nạn hay những cơn bệnh. Trong giai đoạn này việc hưởng chế độ ốm đau được xem như chính sách an sinh cần thiết. Điều này nhằm hỗ trợ đảm bảo thu nhập và điều trị cho người lao động. Cùng Papaya tìm hiểu về điều kiện, mức hưởng và thời gian chế độ ốm đau hiện nay như thế nào nhé?

 Chế độ ốm đau BHXH được xem như chính sách an sinh cần thiết

 Chế độ ốm đau BHXH được xem như chính sách an sinh cần thiết

1. Chế độ ốm đau là gì?

Chế độ ốm đau BHXH là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH sẽ được hưởng khi bản thân hoặc con cái bị bệnh. Ngoài ra đây được coi là một chính sách đặc biệt ý nghĩa và cần thiết giúp bảo đảm thu nhập tạm thời cho người tham gia BHXH phải nghỉ việc do bệnh tật, ốm đau.

Các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là:

- Cán bộ, công viên chức.

- Người đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ/một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Các sĩ quan, quân nhân quân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an. Bên cạnh đó còn có người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.

- Những người đang quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội

3.1 Trường hợp được hưởng chế độ ốm đau

Khoản 1, Điều 3, Mục I Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau BHXH như sau:

- NLĐ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tai nạn, ốm đau. Trường hợp này không phải do tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc cần phải nghỉ việc để chăm sóc cho con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong những trường hợp vừa nêu trên.

 NLĐ sẽ được hưởng chế độ ốm đau BHXH nếu thuộc các trường hợp trong quy định

 NLĐ sẽ được hưởng chế độ ốm đau BHXH nếu thuộc các trường hợp trong quy định

3.2 Các trường hợp không giải quyết chế độ ốm đau 

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

- Người lao động điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ của chính mình. Ví dụ như do say rượu, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma tuý. Các chất này được quy định rõ tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động. Ngoài ra còn có đối tượng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau BHXH

Bản thân ốm

- NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường, đây là thời gian tối đa:

  • 30 ngày/năm, nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm
  • 40 ngày/năm, nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • 60 ngày/năm, nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

- Các trường hợp NLĐ làm việc trong ngành nghề nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BYT ban hành. Và làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường:

  • 40 ngày nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm
  • 50 ngày cho trường hợp đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • 70 ngày nếu NLĐ đóng từ đủ 30 năm trở lên

Ốm dài ngày

Với trường hợp NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). Tuy nhiên nếu Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Con ốm

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau BHXH khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:

- Bố mẹ sẽ được nghỉ 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi.

- 15 ngày làm việc/năm nếu người lao động có con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

- Trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia BHXH, nếu 1 người đã nghỉ hết thời gian quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.

5. Mức hưởng chế độ ốm đau BHXH năm 2023 là bao nhiêu?

Nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: 

Mức hưởng chế độ ốm đau BHXH  = Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết thời gian quy định (180 ngày) mà vẫn phải tiếp tục điều trị thì sẽ có mức hưởng như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó, tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính như sau sau:

  • Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu NLĐ đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
  • Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
  • Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.

** Đặc biệt đối với sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan, công an, người làm công tác cơ yếu sẽ được hưởng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Mức hưởng được quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Mức hưởng được quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Xem thêm: Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?

Kết luận

Như vậy trong bài viết này Papaya đã gửi bạn 5 vấn đề quan trọng trong việc hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Hãy nắm vững để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan