Quay lạiQuay lại

Dọa sinh non là gì? 05 Dấu hiệu sinh non cần chú ý

18/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Dọa sinh non là gì?
2. 05 dấu hiệu dọa sinh non
3. Mẹ bầu bị dọa sinh non thì nên làm gì?
4. Cách phòng ngừa dọa sinh non
4.1 Có chế độ dinh dưỡng khoa học
4.2 Không vận động mạnh
4.3 Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu
4.4 Tới bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sinh non

Quá trình mang thai vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được. Dọa sinh non là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu rất hay gặp phải. Nguy hiểm hơn là không phải trường hợp sinh non nào cũng có dấu hiệu giống nhau và tìm ra được nguyên nhân chính xác. Việc phát hiện sớm để nhập viện và can thiệp kịp thời sẽ phần nào ngăn ngừa được cơn chuyển dạ và tránh được hậu quả đáng tiếc. Vậy dọa sinh non là gì? Những triệu chứng của nó ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới này nhé!

Quá trình mang thai vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro - Nguồn ảnh: Canva

Quá trình mang thai vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro - Nguồn ảnh: Canva

1. Dọa sinh non là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sinh non là tình trạng chuyển dạ của các sản phụ từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Vậy doạ sinh non là gì? Dọa sinh non được hiểu rằng là hiện tượng xuất hiện những dấu hiệu của chuyển dạ trong thời gian từ tuần thứ 22 đến 37 nhưng cổ tử cung vẫn còn đóng. 

Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ sinh non, trong đó có khoảng hơn 50% trường hợp không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mẹ bầu bị sinh non do gặp các vấn đề như:

  • Sản phụ mang đa thai.
  • Mẹ bầu đã từng có tiền sử sinh non.
  • Khoảng cách giữa những lần mang thai dưới 18 tháng.
  • Sản phụ bị đa ối, mắc rau tiền đạo, rau bong non hoặc bị vỡ ối sớm.
  • Bà bầu gặp tình trạng thiếu máu từ nhẹ đến nặng trong vòng 3 tháng đầu.
  • Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh về tử cung như u xơ tử cung, tử cung 1 sừng,...

2. 05 dấu hiệu dọa sinh non

Sau khi các mẹ đã biết dọa sinh non là gì thì cần phải đặc biệt lưu tâm tới 5 dấu hiệu sau đây trong thời gian mang thai. Nếu nhận thấy một trong những triệu chứng đó thì nên nhập viện ngay lập tức. Một số biểu hiện có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu bị chảy máu hoặc tăng tiết dịch từ âm đạo.
  • Sản phụ gặp tình trạng đau bụng từng cơn, tức bụng dưới và có thể kèm tiêu chảy.
  • Dịch ra từ âm đạo bất thường, có thể loãng như nước và xuất hiện chất nhầy như thạch, có thể lẫn máu vào.
  • Mẹ bầu bị đau lưng liên tục và cơn đau âm ỉ. Bên cạnh đó còn có cảm giác đau theo chu kỳ trong khi trước đây chưa từng bị đau lưng.
  • Cơn đau thắt tử cung xuất hiện đều đặn với tần suất 2 cơn/10 phút. Thời gian co cứng dưới 30 giây và không có bất kỳ dấu hiệu giảm đau nào khi thay đổi tư thế.

Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và 3, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên cảm nhận những cơn co thắt do các cơn đau chuyển dạ giả. Hiện tượng này để làm mềm và mỏng cổ tử cung từ đó có thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Trong trường hợp những cơn co thắt tử cung của các mẹ không có những đặc điểm trên và không có bất kỳ triệu chứng nào thì đừng quá lo. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường chứ không phải là những dấu hiệu của dọa sinh non.

Một vài dấu hiệu của dọa sinh non - Nguồn ảnh: Canva

Một vài dấu hiệu của dọa sinh non - Nguồn ảnh: Canva

3. Mẹ bầu bị dọa sinh non thì nên làm gì?

Trong quá trình mang thai, nếu các mẹ phát hiện những dấu hiệu dọa sinh non trên thì tốt nhất nên đến bệnh viện. Khi đó, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định thực hiện những phương pháp phù hợp cho từng trường hợp. Bác sĩ có thể siêu âm dò đầu âm đạo hoặc chụp cắt lớp để:

  • Đo tim thai của em bé và cơn co tử cung của các mẹ bầu.
  • Kiểm tra tình trạng cổ tử cung của các sản phụ đã mở ra hay chưa.
  • Quan sát chi tiết được những cơn co thắt để tìm ra nguyên nhân một cách chính xác.

Bên cạnh các tiêu chuẩn để chẩn đoán dọa sinh non bác sĩ sẽ dựa vào 4 yếu tố sau đây:

  • Mẹ bầu bị vỡ ối.
  • Có sự thay đổi bất thường ở cổ tử cung của sản phụ.
  • Cổ tử cung của mẹ bầu đã mở ra bằng hoặc hơn 2 cm.
  • Thai phụ có 4 cơn co tử cung trong vòng 20 phút hay 8 cơn cơ thắt trong vòng 60 phút.

Trong trường hợp là dọa sinh non, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị. Nếu mẹ bầu đang mang thai ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 34, sản phụ có thể được sử dụng thuốc để cắt giảm cơn đau thắt. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được tiêm 2 mũi steroid cách nhau 12 giờ để thúc đẩy quá trình trưởng thành của trẻ từ đó giảm nguy cơ bị suy hô hấp sau khi sinh.

Xem thêm: 05 biện pháp phòng tránh sinh non hiệu quả

4. Cách phòng ngừa dọa sinh non

Sau khi hiểu được dọa sinh non là gì chúng ta cũng cần biết đến những phương pháp phòng ngừa, mặc dù hiện nay có nhiều loại thuốc để ngăn chặn quá trình chuyển dạ nhưng dùng thuốc không phải lúc cũng sẽ thành công. Do vậy, phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh, các mẹ bầu và gia đình nên chú ý những vấn đề dưới đây để ngăn ngừa tình trạng sinh non.

4.1 Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Hàng ngày, mẹ bầu nên đảm bảo khẩu phần ăn của mình thật đầy đủ. Bổ sung các loại dưỡng chất như canxi, sắt,.. vì chế độ ăn bình thường khi không có thai sẽ là thiếu chất khi có thai. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự thiếu dinh dưỡng trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sớm.

4.2 Không vận động mạnh

Tập thể dục thể thao là điều rất tốt và được khuyến khích khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể tập yoga, bơi lội nhưng cần tránh tập luyện quá sức. Điều này có thể làm tăng khả năng sảy thai hoặc đẻ non ở các mẹ.

Cách phòng ngừa bị dọa sinh non cho mẹ bầu - Nguồn ảnh: Canva

Cách phòng ngừa bị dọa sinh non cho mẹ bầu - Nguồn ảnh: Canva

4.3 Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu

Việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu một cách toàn diện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong số đó là chăm sóc răng miệng và điều trị các bệnh vùng răng miệng. Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh lý vùng răng miệng dẫn tới sinh non và thậm chí là thai nhi tăng trưởng chậm trong tử cung.

Bên cạnh đó, hút thuốc là nguyên nhân cao dẫn đến các mẹ bầu sinh non. Chính vì vậy, các thai phụ và chồng được khuyến cáo là không nên hút thuốc lá. Ngoài ra, những tinh dịch chứa nhiều prostaglandins khi xuất hiện trong âm đạo có thể gây cơn co thắt tử cung. 

Xem thêm: Mẹ bầu dọa sinh non cần kiêng gì?

4.4 Tới bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sinh non

Khi có một trong những dấu hiệu chuyển dạ như đau lưng, ra máu hoặc tiêu chảy thì các mẹ nên tới cơ sở y tế ngay. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị bệnh thành công. Ngoài ra, sốt cao cấp tính cũng có thể gây sinh non nên rất cần được điều trị nhanh chóng và tích cực.

Khi mắc phải các căn bệnh phụ khoa thì các mẹ nên xét nghiệm và nghe tư vấn từ bác sĩ để điều trị một cách dứt điểm. Nhất là đối với những bệnh lý như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu,...

Những dấu hiệu của dọa sinh non đều đã được tìm hiểu và chia sẻ đến các mẹ một cách rõ ràng trong bài viết trên. Hy vọng bài viết đã giải đáp được câu hỏi “Dọa sinh non là gì?” và giúp các bạn có thêm cho mình thật nhiều kiến thức về thai sản để có một quá trình mang thai thật khỏe mạnh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan