Quay lạiQuay lại

Sinh non là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách ngăn ngừa

12/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Sinh non là gì? Phân loại mức độ sinh non
2. Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu phải sinh non
3. Những dấu hiệu của sinh non
4. Trẻ sinh non có nguy hiểm không?
5. Cách ngăn ngừa tình trạng sinh non

Một thai kỳ khỏe mạnh thường kéo dài khoảng 40 tuần. Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 được gọi là sinh non. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu đẻ non là gì? Nguyên nhân gây nên và hiện này có nguy hiểm cho bé không để có một cuộc vượt cạn thật an toàn!

1. Sinh non là gì? Phân loại mức độ sinh non

Sinh non được định nghĩa là khi trẻ chào đời từ tuần 22 đến trước tuần 37. Bình thường, thời gian mang thai an toàn sẽ diễn ra trong vòng 9 tháng và 7 ngày ( 40 tuần). So với em bé sinh đủ tháng thì trẻ sinh non có nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ hơn. 

Theo thống kê, tình trạng đẻ non tại Việt Nam ngày càng tăng. Và mức độ sinh non thường được dựa trên tuổi thai, thông thường sẽ được phân loại theo 4 mức độ như:

  • Cực non: Là khi em bé chào đời trước 28 tuần.
  • Rất non: Là thời gian trẻ sinh ra từ 28 - 31 tuần.
  • Non trung bình: Là khi trẻ chào đời trong khoảng từ tuần thứ 32 hoặc 33.
  • Non muộn: Là khi em bé sinh ra từ tuần thứ 34 đến 36.

Hầu hết thì trẻ sinh non thường ở mức độ vừa và nhẹ (khoảng 80%). Tuy nhiên, nếu thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống nhiễm khuẩn thì vẫn có nguy cơ tử vong cao. Ở những nước thu nhập thấp, hơn một nửa trẻ sinh non tử vong do không được chăm sóc. Vì vậy, mẹ bầu gặp phải tình trạng sinh non hãy lưu tâm đến vấn đề chăm sóc thật cẩn trọng.

Sinh non được định nghĩa là khi trẻ chào đời từ tuần 22 đến trước tuần 37

Sinh non được định nghĩa là khi trẻ chào đời từ tuần 22 đến trước tuần 37

2. Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu phải sinh non

Các mẹ bầu cần lưu tâm nhiều đến nguyên nhân dẫn đến đẻ non là gì để có một thai kỳ trọn vẹn. Từ đó, có thể phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ sinh non bao gồm:

  • Từ phía mẹ bầu:

Phụ nữ đã có tiền sử sinh con sớm hoặc tiền căn sảy thai. Cổ tử cung quá ngắn cũng là nguyên do dẫn đến tình trạng sinh non. Tuy nhiên, phần lớn các yếu tố từ người mẹ như: chế độ ăn uống không hợp lý, lao động quá nặng nhọc. Bên cạnh đó, khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc lá.

Ngoài ra, nguyên do gây nên sinh non là mẹ bầu mắc phải các bệnh lý bởi nhau thai như nhau tiền đạo, nhau bong non,... 100% trường hợp thai phụ bị hở eo tử cung sẽ sinh non nếu không được can thiệp kịp thời. Cuối cùng là sản phụ đã từng phẫu thuật trên cổ tử cung, mang đa thai hoặc chảy máu từ âm đạo. 

  • Từ phía bào thai

Sự phát triển chậm của thai nhi trong tử cung cũng có liên quan tới tình trạng sinh non. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây nên sinh non từ phía bào thai là thai dị dạng. Bên cạnh đó, có khoảng 10 - 20% trường hợp sinh non rơi vào tình trạng mẹ bầu mang đa thai. 

Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây nên sinh non, bác sĩ cần kiểm tra tiền sử bệnh lý của sản phụ. Từ đó, xác định nguyên nhân đến từ sản phụ hay từ phía bào thai để điều trị kịp thời. Tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Mẹ bầu cần lưu tâm nhiều đến nguyên nhân dẫn đến đẻ non để có một thai kỳ trọn vẹn

Mẹ bầu cần lưu tâm nhiều đến nguyên nhân dẫn đến đẻ non để có một thai kỳ trọn vẹn

3. Những dấu hiệu của sinh non

Trẻ sinh non có thể đối gặp với một số rủi ro nhất định vì bé chưa được phát triển đầy đủ. Vì vậy, để biết đẻ non là gì, việc quan sát những dấu hiệu là rất cần thiết với mẹ bầu. Những triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Mẹ bầu đau lưng một thời gian dài. 
  • Sưng ở tay, chân, mặt hoặc rối loạn mắt.
  • Sản phụ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó còn bị đau bụng quằn quại như đau bụng kinh.
  • Em bé cử động ít hoặc không cảm nhận được sự động đậy của bé trong bụng. Âm đạo tiết dịch và chảy máu bất thường.

Tuy nhiên, khi có những dấu nghi ngờ thì các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Trong trường hợp chuyển dạ sớm, mẹ bầu cần nhập viện ngay để theo dõi và điều trị kịp lúc.

4. Trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Bởi vì trẻ khi chào đời sớm chưa được phát triển và chuẩn bị sẵn sàng về thể chất để rời khỏi bụng mẹ. Vậy nên rất dễ gặp một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó, trẻ sinh non rất cần được chăm sóc chặt chẽ và hỗ trợ về y tế sau khi sinh. Tuỳ thuộc vào thời điểm em bé chào đời mà mức độ nghiêm trọng càng lớn.  Một số bệnh lý trẻ sinh non thường gặp như:

  • Vấn đề về hô hấp, rối loạn thân nhiệt.
  • Trẻ sinh non bị mắc phải bệnh lý về tim mạch bẩm sinh.
  • Vàng da, thiếu máu, nhiễm trùng sơ sinh và đặc biệt là gặp vấn đề về đường tiêu hoá.
  • Về sau, trẻ sinh non dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ. Các vấn đề về thị lực, tâm lý và tăng trưởng.
Thai thi chào đời sớm chưa được phát triển và chuẩn bị sẵn sàng về thể chất

Thai thi chào đời sớm chưa được phát triển và chuẩn bị sẵn sàng về thể chất

Nhận thức được biến chứng nguy hiểm ngắn hạn và dài hạn khi gặp phải tình trạng sinh non. Vì vậy, các mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để kịp thời chữa trị. Tùy từng trường hợp mà có những phương pháp điều trị thích hợp. 

5. Cách ngăn ngừa tình trạng sinh non

Để giảm thiểu tình trạng sinh non, các mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để nhận được sự chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, mẹ bầu có nguy cơ sinh non sẽ được áp dụng một số biện pháp phòng tránh như:

  • Uống thuốc để ngăn tình trạng sinh non.
  • Điều trị nội khoa ổn định cho các bệnh mạn tính của mẹ.
  • Kiểm soát và chữa trị nhiễm trùng tiểu hoặc viêm cổ tử cung.
  • Đặt pessary hoặc khâu cổ tử cung để ngăn ngừa tình trạng hở eo tử cung.

Ngoài ra, còn có một số cách các mẹ có thể áp dụng tại nhà để dự phòng sinh non. Có thể kế đến như chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không được hút thuốc lá, uống rượu bia. Và cuối cùng, không nên làm việc hoặc hoạt động quá nặng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải tình trạng sinh non thì các mẹ hãy thật chú ý tới vấn đề chăm sóc sau sinh nhé!

Quá trình mang thai luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tới lúc chuyển dạ và em bé chào đời. Và khái niệm đẻ non là gì cùng với chi sẻ về nguyên nhân và cách phòng ngừa đã được nêu chi tiết trong bài viết này. Bên cạnh đó, nhận thấy được mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé gây nên bởi tình trạng sinh non. Vì vậy, các mẹ hãy thật cẩn trọng và có chế độ chăm sóc trước, trong và sau khi sinh thật kỹ càng. Từ đó, có thể tận hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn trong thiên chức làm mẹ nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan