Quay lạiQuay lại

05 điều bạn cần biết về chế độ thai sản sau khi đi làm lại

17/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Chế độ thai sản sau khi đi làm lại: Được phép nghỉ 1 tiếng mỗi ngày
2. Đi làm sớm sau thai sản có được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp?
3. Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm được không?
4. Quyền lợi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
5. Không bị sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Tạm kết

Thông thường, lao động nữ sẽ phải đến công ty đi làm lại sau khi nghỉ sinh 6 tháng. Tuy nhiên, do sinh nở là một hành trình khó khăn và nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Vậy nên, khi đi làm trở lại có thể cơ thể người mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục như bình thường. Chính vì vậy, hiện có những chế độ thai sản sau khi đi làm lại nào đặc biệt dành riêng cho đối tượng lao động nữ sau khi sinh con. Để biết đó là gì hãy cùng Papaya tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Những điều cần biết về chế độ thai sản khi người lao động nữ đi làm trở lại.

Những điều cần biết về chế độ thai sản khi người lao động nữ đi làm trở lại.

1. Chế độ thai sản sau khi đi làm lại: Được phép nghỉ 1 tiếng mỗi ngày

Nhằm tạo điều kiện cho mẹ bỉm có thêm thời gian để thích nghi với vai trò làm mẹ, lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản sau khi đi làm lại căn cứ theo quy định Luật BHXH. Theo đó, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Căn cứ theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động 2019). Chế độ này có thể kéo dài cho đến khi con bạn đủ 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, đối với những lao động nữ phải làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm công việc có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và nuôi con thì khi bắt đầu đi làm lại sau thai sản, nên thông báo cho người sử dụng lao động biết để được chuyển sang công việc nhẹ hơn, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương, chế độ thai sản sau khi đi làm lại này sẽ được hưởng cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đồng thời, về phía người sử dụng lao động, theo điều 142  Bộ luật lao động 2019 có quy định phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất công việc, nguy cơ nghề nghiệp để người lao động lựa chọn. Người sử dụng lao động cũng cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động cho người lao động khi họ làm những công việc, ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con.

2. Đi làm sớm sau thai sản có được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp?

Bạn vẫn nhận đủ trợ cấp 06 tháng khi lựa chọn đi làm lại sau thai sản trước thời gian quy định. 

Bạn vẫn nhận đủ trợ cấp 06 tháng khi lựa chọn đi làm lại sau thai sản trước thời gian quy định. 

Đôi khi do yêu cầu công việc hoặc có nhu cầu đi làm sớm, muốn kiếm thêm thu nhập, nhiều mẹ bỉm đã chọn đi làm lại sau khi nghỉ sinh trong khi vẫn chưa hết thời gian thai sản.

Bình thường lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Nếu muốn đi làm trước thời gian này bạn phải đáp ứng được điều kiện tại Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật lao động 2019.

Theo đó, lao động nữ có thể đi làm lại sau thai sản ít nhất 04 tháng nhưng phải báo trước và có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Đồng thời, bạn cũng cần có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của bản thân.

Khi đó, nếu đi làm sớm, ngoài tiền lương do người sử dụng lao động chi trả, người lao động nữ còn tiếp tục được hưởng đủ 06 tháng trợ cấp thai sản theo quy định pháp luật về chế độ thai sản sau khi đi làm lại của bảo hiểm xã hội.

3. Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm được không?

Người lao động nữ cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm.

Người lao động nữ cần thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm.

Căn cứ trên quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Hết thời gian nghỉ thai sản sau khi sinh con theo quy định tại Khoản 1 điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Do đó, khi nghỉ hết 06 tháng thai sản và muốn nghỉ thêm 1 tháng thì bạn có thể thỏa thuận với công ty để hưởng chế độ thai sản sau khi đi làm lại: Nghỉ thêm một tháng không hưởng lương, nếu được chấp thuận.

4. Quyền lợi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Quyền lợi nghỉ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe là một trong những chế độ thai sản sau khi đi làm lại vô cùng thiết thực dành cho lao động nữ khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn trong 30 ngày đầu đi làm lại.

Căn cứ trên quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc con mất mà sức khỏe chưa phục hồi trong 30 ngày đầu làm việc thì được nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày. Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Một cách cụ thể, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng và Ban chấp hành công đoàn quyết định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 02 con trở lên.
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con bằng hình thức sinh mổ.
  • Tối đa 05 ngày đối với trường hợp khác.

Trong đó, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở, tương đương khoảng 447.000 đồng (tính theo lương cơ sở 1,49 triệu đồng từ 1.1 - 31.6/2023) hoặc bằng 540.000 đồng (tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng có hiệu lực từ ngày 1.7.2023). Do đó, tuy không được trả lương khi nghỉ dưỡng sức nhưng bạn vẫn nhận được một khoản chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp, người lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian đó được tính cho năm trước.

Ví dụ minh họa: Chị H đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đang nghỉ thai sản cho đến ngày 25/12/2022 mới đi làm trở lại. Tuy nhiên, đến ngày 05/1/2023 (trong vòng 30 ngày đầu sau khi trở lại làm việc) chị H được công ty cho nghỉ dưỡng sức 05 ngày vì vấn đề sức khỏe theo chế độ thai sản sau khi đi làm lại.

→ Trong trường hợp này, thời gian nghỉ dưỡng của chị H sẽ được tính cho năm 2022 và tiền hỗ trợ nghỉ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe tương ứng là: 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày. Tổng số tiền được nhận trong 05 ngày là: 2.235.000 đồng.

5. Không bị sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ người lao động được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau thời gian thai sản mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm mới cho bạn với mức lương không thấp hơn so với mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Nghiêm cấm người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. (Điều 137 Bộ luật lao động 2019)

Tạm kết

Chế độ thai sản sau khi đi làm lại mang đến sự bảo vệ cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng qua bài viết trên đã đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn có thể đảm bảo nhận được những quyền lợi chính đáng của bản thân.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan