Quay lạiQuay lại

Chế độ ốm đau có tính ngày lễ không? 3 quy định cần biết

6/0/2023

Share

Nội dung chính

I. Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
1. Ai sẽ được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội?
2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?
II. Chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?
III  Quy định mới nhất về chế độ nghỉ phép năm cho người lao động

Trong thời gian làm việc người lao động khó tránh khỏi những lúc ốm đau bệnh tật. Chế ốm đau được xem như một chính sách an sinh cần thiết để hỗ trợ người lao động về chi phí điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp có thời gian nghỉ ốm đau trùng ngày lễ thì nhiều người không rõ phần quyền lợi sẽ được tính như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề chế độ ốm đau có tính ngày lễ hay không.

Chế ốm đau được xem như một chính sách an sinh cần thiết để hỗ trợ người lao động - Nguồn ảnh: Canva

Chế ốm đau được xem như một chính sách an sinh cần thiết để hỗ trợ người lao động - Nguồn ảnh: Canva

I. Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?

Chế độ ốm đau là một trong những chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng quyền lợi khi bản thân hoặc con cái bị ốm đau, bệnh tật hay tai nạn. Đây luôn được coi là chính sách an sinh cần thiết cho người lao động. Chế độ này bảo đảm thu nhập tạm thời và chi phí điều trị bệnh khi họ nghỉ việc.

1. Ai sẽ được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội?

Trước khi đi sâu vào vấn đề chế độ ốm đau có tính ngày lễ không thì chúng ta cần nắm rõ thông tin về điều kiện để được hưởng. Các điều kiện này được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Mục I Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

- Người lao động bị ốm đau bệnh tật, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc đang điều trị thương tật tái phát do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp phải nghỉ. Bên cạnh đó còn cần có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở có thẩm quyền. Đặc biệt con của người lao động cần dưới 7 tuổi.

 - Lao động nữ trước khi hết hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong những trường hợp trên.

2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao lâu?

Quy định chi tiết về thời gian được căn cứ tại Điều 5, 6 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH như sau:

  • Đối với bản thân người lao động ốm đau

Người lao động đang làm việc trong một môi trường bình thường thì được hưởng tối đa 30 ngày trong một năm nếu đóng BHXH dưới 15 năm. Nếu bạn đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng tối đa 40 ngày/năm. Với các trường hợp đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên thì được nghỉ chế độ ốm đau 60 ngày/năm.

Bên cạnh đó đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc hoặc độc hại sẽ được hưởng thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường. Nghĩa là được nghỉ tối đa 40 ngày/năm nếu đóng dưới 15 năm, 50 ngày và 70 ngày trong một năm tương tự với thời gian từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm và từ 30 năm trở lên.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với bản thân người lao động - Nguồn ảnh: Canva

Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với bản thân người lao động - Nguồn ảnh: Canva

  • Con cái bị ốm đau

Con cái của người lao động bị ốm thì thời gian hưởng BHXH chế độ ốm đau là 20 ngày làm việc trong một năm nếu con của bạn dưới 3 tuổi. Từ 3 tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi thì người lao động sẽ được nghỉ 15 ngày làm việc/năm.

  • Trường hợp người lao động bị ốm dài ngày

Người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ dài ngày nếu thuộc một trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế. Có thể tham khảo tại đây: Thông tư ban hành

Theo đó chế độ này bạn sẽ được nghỉ 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Nếu nghỉ quá 180 ngày thì thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau, tuy nhiên mức hưởng sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó thời gian hưởng tối đa sẽ bằng thời gian NLĐ đó đã đóng BHXH bắt buộc.

II. Chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?

Bạn đang thắc mắc về việc nghỉ chế độ ốm đau có tính ngày lễ không thì phần này sẽ giải đáp cụ thể. 

Theo quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau trên thì đối với tất cả thời gian bạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đều không tính ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ Lễ hoặc nghỉ Tết. Ví dụ bạn nghỉ ốm từ ngày 25/4 đến 10/5 thì sẽ có 2 ngày lễ là 30/4 và 01/5. Hai ngày nghỉ lễ này vẫn là nghỉ hưởng lương theo Bộ luật lao động. Phần trợ cấp tiền ốm đau sẽ do cơ quan Bảo hiểm Xã hội chi trả, phần lương thưởng ngày lễ bạn vẫn được nhận bình thường do phía công ty quyết định.

Tuy nhiên đối với trường hợp nghỉ dài ngày (180 ngày) thì thời gian sẽ được tính cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần nhưng vẫn được chi trả đủ phần thưởng lễ và tiền hỗ trợ.

Tiền ốm đau là do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho bạn - Nguồn ảnh: Canva

Tiền ốm đau là do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho bạn - Nguồn ảnh: Canva

Tóm lại thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần, nghỉ Tết (trừ trường hợp nghỉ dài ngày). Tiền lương ngày nghỉ lễ là do doanh nghiệp/công ty chi trả, còn tiền ốm đau là do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho bạn.

III  Quy định mới nhất về chế độ nghỉ phép năm cho người lao động

Ngoài việc quan tâm đến chế độ ốm đau có tính ngày lễ không thì thông tin nghỉ phép hưởng nguyên lương cực kỳ cần thiết cho người lao động đã làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp. Bởi vì đây đều là các quyền lợi hấp dẫn bạn được hưởng, cụ thể như sau:

- Bạn sẽ được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương:

+ 12 ngày làm việc đối với lao động trong môi trường bình thường.

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người khuyết tật. Bên cạnh đó trường hợp này còn có người làm nghề độc hại, nguy hiểm, công việc nặng nhọc.

+ 16 ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đối tượng NLĐ làm việc tại nơi điều kiện sống khắc nghiệt.

- Làm đủ 5 năm cho một người sử dụng lao động (một công ty  hoặc doanh nghiệp) thì số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm 1 ngày.

Như vậy bài viết này Papaya đã cung cấp cho bạn hiểu về quy định chế độ ốm đau có tính ngày lễ hay không. Mong rằng các thông tin trên đây sẽ mang lại cho quý độc giả những điều hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bảo hiểm thì đừng ngại hãy liên hệ chúng tôi ngay nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan