Quay lạiQuay lại

Quy định mới về chế độ ốm đau thai sản đầy đủ nhất 2022

15/10/2022

Share

Nội dung chính

I. Khi nào được hưởng chế độ nghỉ dưỡng thai?
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
2. Cách lấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
II. Đang hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ ốm đau?
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội 
2 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thai sản 2021
2.1 Các hồ sơ người lao động cần chuẩn bị
 2.2 Các yêu cầu khác

Bạn luôn thắc mắc đang hưởng nghỉ thai sản thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Trong thời gian này có được giải quyết chế độ gì của bảo hiểm xã hội không? Các quy định của bảo hiểm xã hội luôn cập nhật liên tục về chế độ ốm đau thai sản. Cùng Papaya nghiên cứu chi tiết về điều kiện cũng như thủ tục mới nhất 2022 nhé!

Chế độ ốm đau thai sản sẽ giúp đảm bảo thu nhập cũng như lợi ích cho bạn

Chế độ ốm đau thai sản sẽ giúp đảm bảo thu nhập cũng như lợi ích cho bạn

I. Khi nào được hưởng chế độ nghỉ dưỡng thai?

Trong quá trình làm việc các chị em phụ nữ sẽ không tránh khỏi bị ốm đau hoặc đến giai đoạn thai sản. Để nhằm hỗ trợ cho các trường hợp này chế độ ốm đau thai sản sẽ giúp đảm bảo thu nhập cũng như lợi ích cho bạn. Tuy nhiên cũng không phải bất kỳ ai cũng có thể được hưởng chính sách này. Đầu tiên cùng Papaya xem bạn có thuộc các đối tượng sau đây không nhé!

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?

Theo điều khoản 31 được sửa đổi bổ sung về chế độ ốm đau thai sản trong luật BHXH quy định người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau: 

a. Lao động nữ đang mang thai

b. Người lao động nữ sinh con 

c. Lao động nữ đang mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

d. Người lao động nhận nuôi, con nuôi phải dưới 06 tháng tuổi

đ. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

e. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Ngoài ra ở trường hợp b, c và d thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên. Và trong thời trang đã đóng là 12 tháng trước khi sinh con. Hoặc là khi bạn nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi.

Trường hợp khi mang thai mà phải nghỉ việc để dưỡng thai thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đẻ. Và vẫn phải theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Đặc biệt tổng thời gian đóng BHXH là 12 tháng thì khi sinh bạn mới đủ điều kiện để hưởng chế độ này.

Bên cạnh đó bạn cần chú ý thêm thông tin về thời gian nghỉ dưỡng thai. Theo khoản 4 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì tình trạng này chỉ có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận. Giấy này là chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết chế độ thai sản. Vì vậy khi nghỉ dưỡng thai bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm. 

2. Cách lấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai

Các nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản. Hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Đây là các nơi dễ và uy tín nhất để bạn lấy loại giấy này.

Nếu tình hình sức khoẻ của bạn không thể đảm bảo công việc. Hoặc buộc phải nghỉ để dưỡng thai thì hãy đến các bệnh viện trên hay Hội đồng Giám định y khoa. Ở đây sẽ cung cấp cho bạn giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo quy định.

II. Đang hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ ốm đau?

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo Luật bảo hiểm xã hội 

Nhiều bạn trong thời gian nghỉ việc đang hưởng chế độ thai sản, nhưng bị ốm và phải nhập viện. Vì vậy có rất nhiều người thắc vậy có chế độ ốm đau thai sản không? Vậy đầu tiên thì chúng ta cùng xem điều kiện hưởng chế độ ốm đau như thế nào đã nhé!

Khi đang nghỉ thai sản thai bị ốm bạn sẽ không được hưởng chế độ ốm đau của BHXH

Khi đang nghỉ thai sản thai bị ốm bạn sẽ không được hưởng chế độ ốm đau của BHXH

  • Khi bạn bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động phải nghỉ việc. Ngoài ra phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh. Mà cơ sở này phải có thẩm quyền theo quy định của Bộ y tế thì sẽ được hưởng quyền lợi của chế độ này.
  • Ngoài ra bạn phải nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ dưới 7 tuổi đang bị ốm. Và vẫn phải có xác nhận của cơ sở có thẩm quyền.
  • Còn các trường hợp bị ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ. Ví dụ như say rượu, sử dụng ma túy, các chất cấm do Chính phủ nhà nước quy định. Thì bạn sẽ không được hưởng chế độ ốm đau

Do vậy, khi bạn đang nghỉ chế độ thai sản mà phải vào nằm viện thì bạn không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Nhưng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Bên cạnh đó, bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị theo mức quyền lợi trong thời gian nằm viện.

2 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thai sản 2021

2.1 Các hồ sơ người lao động cần chuẩn bị

  • Trường hợp điều trị nội trú

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị bản sao của Giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Nếu người bị bệnh tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử. Bên cạnh đó nếu Giấy báo tử không có thời gian vào viện thì bạn nhớ bổ sung thêm các giấy tờ khám liên quan. Ngoài ra nếu trong khi điều trị cần chuyển tuyến thì có thêm bản sao “Giấy chuyển viện hoặc chuyển tuyến”.

  • Trường hợp điều trị ngoại trú

Bạn lưu ý cần chuẩn bị “Bản chính của Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH”. Nếu cả ba và mẹ đều nghỉ việc để chăm con nhỏ thì giấy của một trong hai người là bản sao. Hoặc có giấy ra viện có chỉ định của y bác sĩ điều trị cho thêm thời gian sau điều trị nội trú. 

Đặc biệt nếu người lao động hoặc con của người lao động chữa trị ở nước ngoài thì cần bản sao của bản dịch tiếng Việt: Giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.

Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định

Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định

 2.2 Các yêu cầu khác

Doanh nghiệp các bạn làm cần chuẩn bị Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản. Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Sau đó họ sẽ tiếp nhận và lập danh sách trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của bạn.

Ngoài ra thời hạn giải quyết bảo hiểm xã hội là tối đa 6 ngày làm việc. Sẽ tính từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ đúng quy định.

Tóm lại, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà bị ốm đau thì được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên nếu đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà bị ốm đau sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Như vậy, trong bài viết trên đây, Papaya đã gửi đến bạn những chia sẻ cần thiết nhất về chế độ ốm đau thai sản bảo hiểm xã hội. Mong rằng có thể mang lại cho mọi người những thông tin hữu ích nhất.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan