Nội dung chính
Bảo hiểm tai nạn lao động là hình thức bảo hiểm khá quen thuộc với các doanh nghiệp và người lao động. Cùng tìm hiểu chi tiết bảo hiểm lao động là gì, đối tượng cần tham gia bảo hiểm lao động, điều kiện hưởng trợ cấp và các quyền lợi bảo hiểm tai nạn lao động chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bảo hiểm tai nạn lao động
1. Bảo hiểm tai nạn lao động có ý nghĩa gì?
Dù tai nạn là điều không ai mong muốn nhưng những rủi ro trong công việc sẽ có thể xảy ra bất ngờ, khó lường trước. Các tai nạn lao động sẽ đe dọa sức khỏe, tính mạng hay ảnh hưởng đến khả năng lao động của con người. Hình thức bảo hiểm tai nạn lao động ra đời là cách để giảm thiểu gánh nặng về tài chính và được coi là một trong những phương pháp an sinh xã hội rất cần thiết hiện nay.
Các quyền lợi trợ cấp trong bảo hiểm tai nạn là niềm an ủi lớn lao giúp người lao động vượt qua các khó khăn nếu chẳng may gặp tai nạn trong quá trình làm việc. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được xem là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm.
2. Đối tượng được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động
Những đối tượng bắt buộc và khuyến khích nên tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bao gồm:
- Người làm việc có hợp đồng từ 1 – 3 tháng.
- Người làm việc theo hợp đồng không có xác định thời gian, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng từ 3 – 12 tháng.
- Các cán bộ công viên chức nhà nước.
- Các công nhân quốc phòng, công an và những người làm công tác trong các tổ chức cơ yếu.
- Các sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an, quân đội phục vụ có thời hạn.
- Người quản lý và điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã hưởng lương.
Các đối tượng được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động
3. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động
Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Để được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động cần bị tai nạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc. Tai nạn lao động tính cả việc bị tai nạn khi đang thực hiện các nhu cầu cá nhân cần thiết trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, làm vệ sinh, ăn trưa…
- Ngoài giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc nếu đang thực hiện theo yêu cầu của người sở hữu lao động để phục vụ công việc.
- Người lao động bị tai nạn trên đường từ nơi làm việc đến nơi ở hoặc ngược lại.
- Trong các trường hợp người lao động bị tai nạn kể trên, nếu hậu quả tai nạn để lại khiến người lao động suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ nhận được trợ cấp bảo hiểm.
4. Các loại trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hiện nay, trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động được chia ra làm hai trường hợp:
4.1. Trợ cấp một lần
Người lao động khi bị tai nạn dẫn đến giảm khả năng lao động từ 5 – 3% sẽ được hưởng mức trợ cấp một lần. Mức trợ cấp được quy định hưởng năm lần mức lương cơ sở với tình trạng suy giảm 5% khả năng lao động. Sau đó, mỗi tỷ lệ % suy giảm sẽ được cộng thêm 0.5 lần mức lương cơ sở.
Ngoài mức tiền trợ cấp này, người lao động sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp được tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Nếu số năm đóng bảo hiểm từ một năm trở xuống sẽ được hưởng 0.5 tháng lương cơ sở, mỗi năm được tính thêm 0.3 tháng lương.
Trường hợp người lao động bị tai nạn ở ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm hoặc thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn thì số tiền nhận bảo hiểm sẽ căn cứ vào tiền lương của chính tháng đóng bảo hiểm gần nhất.
4.2. Trợ cấp hàng tháng
Đối với trường hợp người lao động bị tai nạn và suy giảm khả năng lao động trên 31% sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm theo tháng. Nhìn chung, mức trợ cấp hàng tháng của người suy giảm 31% khả năng lao động sẽ bằng 30% tiền lương cơ sở thời điểm bị tai nạn. Nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thêm 1% sẽ được hưởng thêm 2% lương cơ sở.
Ngoài mức lương trợ cấp theo tháng, người lao động sẽ nhận được thêm khoản tiền trợ cấp khác tính theo số năm đóng bảo hiểm. Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm tương tự với hình thức trợ cấp một lần kể trên.
Các loại trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động
5. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
Theo quy định mới nhất trong Nghị định 58/2020/NĐ-CP công bố ngày 15/07/2020, người lao động có mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
- Mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bình thường sẽ bằng 0.5 % tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động là cán bộ, công chức và người thuộc bên vũ trang cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động bằng 0.3 % quỹ lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc ngành nghề nguy cơ cao tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động là hộ kinh doanh cá nhân, hợp tác xã, tổ chức nông lâm nghiệp trả lương theo sản phẩm đóng quỹ tai nạn lao động theo từng tháng hoặc 3 tháng một lần.
6. Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ chi trả những khoản nào?
Theo Điều 42 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, bảo hiểm tai nạn lao động sẽ chi trả các khoản như sau:
- Trả mức phí khám giám định thương tật do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp với những trường hợp đủ điều kiện.
- Trả phí giám định với trường hợp các đối tượng lao động chủ động khám giám định độ suy giảm khả năng lao động và kết quả khám đủ điều kiện điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp.
- Chi trả trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng.
- Chi trả, hỗ trợ các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và chỉnh hình.
- Chi trả chi phí dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ sau tai nạn.
- Hỗ trợ phòng ngừa và chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị suy giảm sức khỏe sau tai nạn lao động.
Bài viết trên là những chia sẻ hữu ích về bảo hiểm tai nạn lao động và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về loại hình bảo hiểm này.