Quay lạiQuay lại

Viêm phổi mãn tính là gì? 4 triệu chứng cần biết

10/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Triệu chứng viêm phổi mãn tính
1.1 Ho kéo dài
1.2 Sốt liên tục
1.3 Khó thở
1.4 Nhiều đờm
2. Đối tượng dễ bị viêm phổi mãn tính
3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mạn tính
4. Cách phòng bệnh viêm phổi

Viêm phổi mãn tính là tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, dẫn đến các cơn ho, đau tức ngực, khó thở kéo dài và tái phát từng đợt. Bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên việc phát hiện và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để ngăn chặn bệnh phát triển. Hãy cùng Papaya cập nhật những thông tin về bệnh viêm phổi mạn tính này trong bài viết hôm nay. 

1. Triệu chứng viêm phổi mãn tính

Viêm phổi mãn tính xảy ra khi có sự viêm nhiễm ở nhu mô phổi, bao gồm phế nang, túi phế nang, các tiểu phế nang và các tổ chức liên kết khe. Hậu quả của tình trạng này là những cơn ho kéo dài, tức ngực, khó thở liên tục hoặc tái phát thành từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và phải diễn ra tối thiểu là 2 năm liền. Ngoại trừ các bệnh gây ho khạc mãn tính khác là lao phổi, giãn phế quản. 

Cụ thể hơn, bạn có thể nhận biết mình có nguy cơ bị viêm phổi mạn tính thông qua những triệu chứng sau đây:

1.1 Ho kéo dài

Khi bị viêm phổi mạn tính, các cơn ho kéo dài liên tục chính là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho bạn. Lúc này, người bệnh thường có những cơn ho dài, ho thành cơn không dứt được, có thể kèm theo đờm vàng, xanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tình trạng này càng nặng nề hơn mỗi khi thời tiết thay đổi, trời chuyển lạnh hay bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Viêm phổi mãn tính dẫn đến những cơn ho kéo dài hàng tháng

Viêm phổi mãn tính dẫn đến những cơn ho kéo dài hàng tháng

1.2 Sốt liên tục

Viêm phổi mãn tính sẽ dẫn đến các cơn sốt, mặc dù nhiệt độ cơ thể không quá cao, thường chỉ ở mức 38 - 39 độ C, tuy nhiên lại kéo dài và không hạ ngay cả khi dùng thuốc. Trường hợp những bệnh nhân có kèm theo bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu thì có thể sẽ sốt cao hơn lên đến 40 - 41 độ C. 

1.3 Khó thở

Biểu hiện của những ai bị viêm phổi mạn tính chính là cảm thấy khó thở, thở nhanh. Khi cơ thể có triệu chứng này, bạn cần thăm khám ngay để phòng tránh nguy cơ bị phổi tắc nghẽn mạn tính. 

1.4 Nhiều đờm

Trong những đợt viêm phổi mạn tính, bệnh nhân thường xuất hiện nhiều đờm màu xanh, vàng, nâu, có trường hợp xuất hiện mái. Lượng đờm tăng dần về sau và trung bình khoảng 200ml đờm/ngày. 

2. Đối tượng dễ bị viêm phổi mãn tính

Viêm phổi mạn tính, hay viêm phế quản phổi mạn tính ngày càng trở nên phổ biến. Bởi lẽ, các yếu tố thuận lợi gây bệnh cực kỳ dễ gặp trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

  • Người hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên sẽ có nguy cơ bị viêm phổi mãn tính lên đến 88%.
  • Những người bị nhiễm bụi công nghiệp, bụi NO2, SO2, nhiễm khí lạnh và làm việc trong môi trường ẩm ướt.
  • Người bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm virus, vi khuẩn, bị bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi cấp tính, tiểu đường, xơ gan, tim mạch,...
  • Người có cơ địa dị ứng, cơ thể thiếu hụt kháng thể IgA, có cuộc sống thiếu thốn, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh và nhu cầu dinh dưỡng.

Dựa trên bốn nhóm đối tượng trên, có thể thấy viêm phổi mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, nam giới, trẻ em, người già, người mắc bệnh lý nên sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn. 

Người hút thuốc lá có nguy cơ bị viêm phổi mãn tính cao 

Người hút thuốc lá có nguy cơ bị viêm phổi mãn tính cao 

3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mạn tính

Viêm phổi mạn tính diễn biến trong một thời gian dài, từ từ phát triển với những triệu chứng ban đầu khá nhẹ. Chính vì vậy mà nhiều người thường không để ý, nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, điều đầu tiên cần thực hiện trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mạn tính là cần đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, để chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý.

Sau đó, tuân thủ phác đồ điều trị viêm phổi bác sĩ đưa ra, kết hợp cùng với quá trình chăm sóc cơ thể, nâng cao thể trạng, loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong quá trình điều trị, cần thực hiện theo đúng mục tiêu sau:

  • Điều trị triệu chứng, tăng cường giảm tiết đờm, giúp lưu thông đường thở.
  • Điều trị tích cực các đợt cấp của bệnh.
  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn,
  • Phòng ngừa các yếu tố khởi phát các đợt cấp của viêm phổi mạn tính.
  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: cai thuốc lá, đeo khẩu trang hạn chế khói bụi, giữ ấm cơ thể, tiêm phòng cúm phế cầu,...
Tích cực thực hiện các giải pháp làm lưu thông đường thở

Tích cực thực hiện các giải pháp làm lưu thông đường thở

4. Cách phòng bệnh viêm phổi

Viêm phổi mạn tính rất dễ lây lan từ người sang người thông qua giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Nguyên nhân là bởi bệnh lý này xảy ra bởi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm vào trong cơ thể dẫn đến viêm nhiễm. Vậy nên, để tránh bị lây nhiễm, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh, thì bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc trong phòng tránh viêm phổi. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và răng miệng hàng ngày, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng.
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào các đồ dùng nơi công cộng, sau khi tiếp xúc với người bệnh, đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như: người bị viêm phổi, cảm cúm, viêm đường hô hấp.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, nhất là người bị bệnh viêm phổi.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cần bằng dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh, thời điểm giao mùa.
  • Vệ sinh nơi ở tránh để các nguồn gây bệnh có điều kiện phát triển.
  • Tiêm phòng đầy đủ. 
  • Thăm khám sức khỏe theo định kỳ.

Như vậy, viêm phổi mạn tính là bệnh lý đường hô hấp cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị mắc bệnh, hãy thận trọng và chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Hy vọng với những thông tin Papaya mang lại hôm nay đã giúp bạn cập nhật thêm nhiều điều hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình và mọi người.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan