Quay lạiQuay lại

Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I.  Viêm amidan là 
Viêm amidan cấp tính
II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan
III. Một số biểu hiện và biến chứng của amidan
1. Những biểu hiện của viêm amidan
2. Biến chứng của viêm amidan
IV. Cách phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan là căn bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Amidan gây nhiều triệu chứng khó chịu trong vùng họng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Mặc dù đây là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm amidan là gì? Nó có nguy hiểm hay không? Cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Viêm amidan là một bệnh lý về đường hô hấp - Nguồn ảnh: Shutterstock

Viêm amidan là một bệnh lý về đường hô hấp - Nguồn ảnh: Shutterstock

I.  Viêm amidan là 

Amidan là bộ phận nằm ở ngã ba hầu họng của phế quản. Cơ quan này tiết dịch nhằm chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Vì vậy, viêm amidan là tình trạng biểu mô phủ của hạch bạch huyết sau cổ họng bị nhiễm trùng. 

Viêm amidan thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở trẻ em. Viêm amidan rất dễ chẩn đoán và các biểu hiện của chúng thường biến mất từ 7 đến 10 ngày. 

Bên cạnh đó, người ta chia viêm amidan thành 2 loại:

Viêm amidan cấp tính

Đây là một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan gây sưng và đau họng. Tình trạng này xảy ra ở amidan khẩu cái và thường phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết ở cổ và hàm..

Viêm amidan mãn tính

Đây là tình trạng amidan dai dẳng, có khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần.

II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan

Do cấu tạo của viêm amidan có nhiều khe hở và hốc nên đây là môi trường thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân gây nên viêm amidan như:

  • Do môi trường sống bị ô nhiễm và nhiều khói bụi.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.
  • Người mắc phải viêm amidan khi thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
  • Người mắc bệnh có tiền sử bị những căn bệnh về đường hô hấp như sởi, ho gà,...
  • Do sử dụng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống những đồ lạnh như kem, nước đá, bia lạnh,...
  • Người bệnh bị nhiễm những loại virus như Enteroviruses, virus cúm, Virus Epstein-Barr, Adenoviruses, virus herpes, virus Parainfluenza,...
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan - Nguồn ảnh: GettyImages

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan - Nguồn ảnh: GettyImages

III. Một số biểu hiện và biến chứng của amidan

1. Những biểu hiện của viêm amidan

Viêm amidan phát triển theo 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Với mỗi một cấp độ thì người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với viêm amidan cấp tính

  • Đau nhói ở tai và đau nhiều khi nuốt hoặc ho.
  • Bị khó thở, sốt cao, mệt mỏi, đau đầu và chán ăn. 
  • Người bệnh nuốt nước bọt bị đau, vướng và nước tiểu có màu đỏ.
  • Người bệnh bị khô rát, đau và cảm giác nóng trong vùng họng.
  • Ho từng cơn, xuất hiện bị khàn tiếng, đau tức ngực và có đờm nhầy.

Đối với triệu chứng của viêm amidan mãn tính

  • Giọng nói bị khàn.
  • Ho khan từng cơn mỗi khi ngủ dậy, nhất là vào buổi sáng.
  • Cảm giác ngứa rát và vướng ở họng khiến người bệnh khạc nhổ.
  • Hơi thở người bệnh có mùi do viêm amidan có mủ. Nếu để lâu có thể bị viêm nhiễm amidan hốc mủ.
  • Triệu chứng amidan xơ chìm: Đây là hiện tượng kích thước amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề và có nhiều chấm mủ nhỏ. Ấn vào amidan sẽ thấy mủ chảy ra từ các hốc và tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Xuất hiện viêm amidan quá phát: Đây là tình trạng 2 khối amidan sưng to vượt 2 trụ trước và sau. Chúng có thể phát triển chạm vào nhau gây lấp kín họng. Điều này gây cho người bệnh bị khó thở, ngáy to khi ngủ hoặc nặng nhất là ngừng thở. Hiện tượng này dễ gặp ở trẻ em.

2. Biến chứng của viêm amidan

Viêm amidan có nguy hiểm không? Amidan không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống của bệnh nhân. Không chỉ vậy, nếu để bệnh nặng tới viêm amidan hốc mủ thì rất nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

 Bên cạnh đó, người bệnh mắc phải amidan có thể gặp những biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Gây áp xe amidan, viêm hoại tử và viêm tấy quay viêm amidan.
  • Biến chứng gần: Viêm thanh phế quản, áp xe thành họng, viêm xoang hoặc viêm tai giữa.
  • Biến chứng xa: Khiến người bệnh bị viêm thận, viêm tim, viêm khớp hoặc viêm nhiễm khuẩn huyết,...

Viêm amidan không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống mà nếu để tình trạng bệnh nặng có thể đe dọa tới tính mạng. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Viêm khớp là một trong các biến chứng gây ra bởi viêm amidan. (Ảnh: GettyImages)

Viêm khớp là một trong các biến chứng gây ra bởi viêm amidan. (Ảnh: GettyImages)

IV. Cách phòng ngừa viêm amidan

Thực tế, viêm amidan không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các trường hợp phát hiện bệnh sớm thì có thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Uống nhiều nước ấm: Không chỉ nước lọc mà bạn có thể sử dụng các loại chất lỏng như súp, trà, nước canh,... Điều này sẽ giúp làm dịu cơn đau rát họng do viêm amidan gây nên.
  • Súc miệng với nước muối: Điều này không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn làm sạch và kháng viêm rất tốt. Sử dụng nước muối súc miệng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và bệnh cũng nhanh khỏi hơn.
  • Tránh ăn những thức ăn cứng: Bạn nên tránh những thức ăn cứng và thô ráp như khoai tây chiên, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà rốt sống, các loại hạt (hạt điều, hướng dương,..) để không bị kích ứng amidan và gây khó chịu.
  • Tăng độ ẩm của không khí: Không khí sẽ khiến cơn đau ngứa ở họng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong nhà sẽ giúp giảm cảm giác đau ngứa này.
  • Hạn chế nói chuyện và nếu bị đau nhiều thì có thể dùng đến thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,... Những loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa giảm sốt khi gặp các triệu chứng khó chịu.

Bên cạnh đó, một số bài thuốc đông y chữa amidan cũng rất hiệu quả, được nhiều người tin dùng như ngậm viên mật ong, nghệ tươi, rau diếp cá,... Phương pháp này cũng có tác dụng cải thiện viêm amidan tốt.

Nếu như bệnh viêm amidan được phát hiện sớm thì sẽ không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể chữa tại nhà mà không cần đến bệnh viện trong trường hợp bệnh tình nhẹ và những triệu chứng được cải thiện hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về những vấn đề của viêm amidan và cách ngăn ngừa chúng.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan