Quay lạiQuay lại

Hướng dẫn cách uống trà gừng giảm nghén dành cho các mẹ bầu

6/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Trà gừng có tác dụng giảm ốm nghén hay không?
2. Lượng khuyến cáo và một số tác dụng phụ của trà gừng
3. Hướng dẫn 3 cách pha trà gừng giảm nghén dành cho mẹ bầu
Pha trà gừng với nước ấm
Pha trà gừng với mật ong
Pha trà gừng kết hợp nước cốt chanh
4. 4 loại thức uống giúp giảm nghén khác mẹ bầu nên thử
Trà bạc hà
Trà vỏ cam quýt (trà trần bì)
Nước dừa
Nước ép hoa quả

Những triệu chứng ốm nghén thường gây nhiều mệt mỏi, phiền toái cho các chị em phụ nữ. Để hạn chế phần nào tình trạng này, các mẹ bầu thường truyền tai nhau về những loại thực phẩm giúp giảm ốm nghén, trong đó phổ biến nhất phải kể đến trà gừng. Vậy uống trà gừng giảm nghén có đúng hay không? Cách sử dụng như thế nào là phù hợp? Hãy cùng Papaya tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Uống trà gừng giảm nghén đúng hay không? (Nguồn: Canva)

Uống trà gừng giảm nghén đúng hay không? (Nguồn: Canva)

1. Trà gừng có tác dụng giảm ốm nghén hay không?

Gừng là loại thực phẩm có vị cay, tính nóng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đối với chị em phụ nữ bị ốm nghén do mang thai, thức uống trà gừng được biết đến với tác dụng làm giảm triệu chứng buồn nôn, khó chịu. Công dụng này chủ yếu đến từ hai hoạt chất là gingerols và shogaols. 

Gingerols có nhiều trong củ gừng tươi, trong khi shogaols có nhiều trong gừng khô. Cả hai chất này đều có khả năng tác động lên các thụ thể trong hệ thống tiêu hóa nhằm làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm kích thích ruột từ đó giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa cho người mẹ bị thai nghén.

2. Lượng khuyến cáo và một số tác dụng phụ của trà gừng

Mặc dù trà gừng có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu khi ốm nghén nhưng các bà mẹ không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng trong liều lượng được khuyến cáo. Theo các chuyên gia, mỗi sản phụ không nên tiêu thụ quá 1,2 gam gừng mỗi ngày. Tốt nhất là duy trì lượng dưới 1 gam/ngày, tương đương với khoảng 4 tách trà gừng pha gói hoặc 1 muỗng cà phê gừng tươi ngâm trong nước.

Trong trường hợp sử dụng trà gừng quá nhiều, người mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Bị ợ hơi, ợ nóng
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Kích ứng miệng
  • Tăng huyết áp
  • Tăng nguy cơ bị chảy máu

Bên cạnh đó, các thai phụ lưu ý không nên sử dụng trà gừng vào thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Lúc này gừng có thể gây kích thích co thắt tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc sinh non. 

Chỉ nên uống trà gừng giảm nghén với lượng phù hợp (Nguồn: Canva)

Chỉ nên uống trà gừng giảm nghén với lượng phù hợp (Nguồn: Canva)

3. Hướng dẫn 3 cách pha trà gừng giảm nghén dành cho mẹ bầu

Trà gừng là loại thức uống có nguyên liệu thông dụng, dễ pha chế ngay tại nhà. Các mẹ bầu có thể tham khảo 3 cách pha trà gừng giảm nghén đơn giản như sau:

Pha trà gừng với nước ấm

Đây là cách đơn giản nhất với nguyên liệu gồm: gừng tươi, nước và đường. Đun khoảng 9 - 10 lát gừng tươi với 500ml nước, chia làm 2 cốc. Sau đó thêm lượng đường vừa đủ tạo vị ngọt thanh.

Pha trà gừng với mật ong

Đối với cách pha này, bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc túi trà gừng bán sẵn. Sau khi đun gừng tươi với nước hoặc pha túi trà bằng nước nóng, bạn cho thêm 1 - 2 thìa mật ong, khuấy đều và dùng khi trà còn ấm. Mật ong không chỉ giúp tạo vị ngọt dịu mà còn có tác dụng ổn định tiêu hóa, tăng cường đề kháng cho thai phụ.

Pha trà gừng kết hợp nước cốt chanh

Thực hiện tương tự như pha trà gừng ở cách trên nhưng ở bước cuối cho thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh vào và khuấy đều. Chanh có tác dụng bổ sung vitamin C, tăng tường thanh lọc cho cơ thể. Lưu ý, loại thức uống này chỉ nên dùng vào buổi sáng, sau khi ăn no để giảm kích ứng lên dạ dày. 

4. 4 loại thức uống giúp giảm nghén khác mẹ bầu nên thử

Bên cạnh trà gừng, các chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm một số loại thức uống giảm ốm nghén khác như:

Trà bạc hà

Bạc hà là loại thảo mộc có hương thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, tính ấm. Trà bạc hà có tác dụng giảm kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn ở giai đoạn thai nghén của phụ nữ. Bên cạnh đó một cốc trà bạc hà ấm còn giúp thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi từ đó giúp thai phụ có tinh thần tốt hơn.

Thức uống giúp giảm ốm nghén (Nguồn: Canva)

Thức uống giúp giảm ốm nghén (Nguồn: Canva)

Trà vỏ cam quýt (trà trần bì)

Trong y học cổ truyền, vỏ cam quýt chín sau khi sấy khô được gọi là trần bì. Đây là loại dược liệu phổ biến trong nhiều vị thuốc đông y khác nhau. Trần bì có vị hơi đắng, tính ấm với tác dụng chính là ổn định tiêu hóa, giảm nôn mửa, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng. Dùng loại thảo mộc này pha làm trà uống hàng ngày giúp các thai phụ giảm cảm giác buồn nôn, chán ăn do ốm nghén gây ra.

Nước dừa

Nước dừa chứa một lượng lớn khoáng chất và điện giải giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể thai phụ. Bên cạnh đó nước dừa còn có tác dụng làm dịu trào ngược dạ dày, lợi tiểu, ổn định huyết áp và bổ sung nước ối cho thai nhi. Người mẹ có thể uống nước dừa với lượng 100 - 150ml (tương đương 1 ly) mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Nước ép hoa quả

Các loại nước ép hoa quả với hương vị thơm ngon, thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất là sự lựa chọn thích hợp cho các bà mẹ bị ốm nghén, nhạy cảm với mùi vị đồ ăn. Thai phụ có thể linh động thay đổi các loại trái cây hàng ngày hoặc kết hợp nhiều loại trái cây với nhau để tạo nên món nước ép phù hợp với khẩu vị của mình. 

Hy vọng rằng những chia sẻ của Papaya đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng cũng như cách uống trà gừng giảm nghén dành cho các mẹ bầu. Đây là loại thảo dược có tác dụng giảm kích ứng tiêu hóa, giảm buồn nôn, khó chịu nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng khuyến cáo để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan