Quay lạiQuay lại

Danh mục 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

17/0/2023

Share

Nội dung chính

I. Thế nào là bệnh nghề nghiệp?
II. Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
III. Điều kiện - Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
IV. Doanh nghiệp cần làm gì khi có người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp?
Tạm kết

Từ năm 1976, vấn đề bệnh nghề nghiệp đã được Nhà nước quan tâm và ghi nhận. Bệnh nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe của người lao động bị suy giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động. Vậy thế nào là bệnh nghề nghiệp và danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm có bao nhiêu bệnh, để tìm hiểu về những vấn đề này mời bạn cùng Papaya tham khảo trong bài viết sau đây nhé.

Thế nào là bệnh nghề nghiệp? Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

Thế nào là bệnh nghề nghiệp? Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

I. Thế nào là bệnh nghề nghiệp?

Bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (Theo Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015). 

Bệnh có thể xảy ra cấp tính hoặc từ từ, một số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi và có thể để lại di chứng suốt đời cho người bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nghề nghiệp là do vệ sinh lao động không được đảm bảo hoặc các nguồn độc hại từ môi trường làm việc gây ra, dẫn đến người lao động bị suy giảm dần khả năng lao động hoặc tử vong. Trong đó, một số tác nhân có thể kể đến như:

  • Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 85dB.
  • Làm việc trong điều kiện rung động thường xuyên với các thông số có hại với cơ thể con người.
  • Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất: silic, bụi than, quặng phóng xạ…
  • Làm việc trong điều kiện tiếp xúc lâu với các chất hóa học như nhựa thông, sơn, dung môi, mỡ, khoáng…
  • Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng vị.
  • Làm việc trong điều kiện sử dụng tia năng lượng cường độ lớn (như tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao).

Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động luôn phải có trách nhiệm phòng ngừa, bảo vệ người lao động khỏi các căn bệnh nghề nghiệp. Nếu có bệnh nghề nghiệp xảy đến, doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm chi trả cho các khoản phí cấp cứu, điều trị bệnh nghề nghiệp, tiền lương trong thời gian điều trị và bồi thường cho người bị bệnh nghề nghiệp.

II. Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Danh mục bệnh nghề nghiệp được Bộ y tế ban hành tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT gồm 34 bệnh được bảo hiểm xã hội chi trả dưới đây:

STTLoại bệnh nghề nghiệpQuy định hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệpPhụ lục 1
2Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệpPhụ lục 2
3Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệpPhụ lục 3
4Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệpPhụ lục 4
5Bệnh bụi phổi than nghề nghiệpPhụ lục 5
6Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệpPhụ lục 6
7Bệnh hen nghề nghiệpPhụ lục 7
8Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệpPhụ lục 8
9Bệnh nhiễm độc nghề nghiệpPhụ lục 9 
10Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệpPhụ lục 10 
11Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệpPhụ lục 11 
12Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệpPhụ lục 12 
13Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệpPhụ lục 13 
14Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vậtPhụ lục 14 
15Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệpPhụ lục 15 
16Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệpPhụ lục 16 
17Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệpPhụ lục 17 
18Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồnPhụ lục 18 
19Bệnh giảm áp nghề nghiệpPhụ lục 19 
20Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thânPhụ lục 20 
21Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộPhụ lục 21 
22Bệnh phóng xạ nghề nghiệpPhụ lục 22 
23Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệpPhụ lục 23 
24Bệnh nốt dầu nghề nghiệpPhụ lục 24 
25Bệnh sạm da nghề nghiệpPhụ lục 25 
26Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crômPhụ lục 26 
27Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dàiPhụ lục 27 
28Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao suPhụ lục 28 
29Bệnh Leptospira nghề nghiệpPhụ lục 29 
30Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệpPhụ lục 30 
31Bệnh lao nghề nghiệpPhụ lục 31 
32Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệpPhụ lục 32 
33Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệpPhụ lục 33 
34Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệpPhụ lục 34 

III. Điều kiện - Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp dành cho người lao động.

Điều kiện và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp dành cho người lao động.

Theo đó, người lao động muốn hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp do bảo hiểm xã hội chi trả thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 46 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 sau đây:

  • Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kể trên.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Khi đó, hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mà người lao động cần chuẩn bị sẽ bao gồm các giấy tờ sau (Theo Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015):

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao điều trị bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc.

IV. Doanh nghiệp cần làm gì khi có người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp?

Trường hợp xác định có người lao động trong doanh nghiệp mắc bệnh nghề nghiệp nên được đối xử dựa trên quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT như sau:

  • Điều phối làm việc tại một vị trí khác nhằm hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây hại bệnh nghề nghiệp đó.
  • Được tạo điều kiện để chữa trị theo phác đồ của Bộ y tế.
  • Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Tạm kết

Bệnh nghề nghiệp là mối nguy thường trực đối với người lao động do những hậu quả của nó gây ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn thu nhập của người lao động. Do đó, hiểu về thế nào là bệnh nghề nghiệp, danh mục bệnh nghề nghiệp được quy định bởi Bộ Y tế, nếu bạn đang làm trong ngành nghề nguy hiểm, nhiều nguy cơ sức khỏe cần theo dõi, khám sức khỏe thường xuyên hơn. 

Đồng thời, chủ doanh nghiệp cần có trách nhiệm tạo ra môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Chủ động khám sức khỏe hàng năm cho người lao động để có thể phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan