Nội dung chính
Mang thai là quá trình dài đầy căng thẳng và mệt mỏi. Điều này rất dễ dẫn đến tâm sinh lý bà bầu có nhiều biến đổi thất thường. Nếu không có sự kiểm soát tốt thì rất có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi. Các ông chồng thường hay thắc mắc tại sao tâm lý vợ khi mang thai lại dễ thay đổi như vậy đúng không? Bài viết này sẽ chia sẻ một cách chi tiết để người chồng có thể hiểu vợ mình, từ đó việc quan tâm và chăm sóc vợ tốt hơn trong thời gian mang thai nhé!
Khi mang thai tâm sinh lý bà bầu có nhiều biến đổi thất thường
1. Những vấn đề tâm lý mẹ bầu phải đối mặt.
Thời gian mang thai là một quá trình trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc nhất của mỗi phụ nữ. Chính vì thế mà tâm sinh lý bà bầu cũng biến chuyển qua từng giai đoạn của thai. Hầu hết sản phụ thường có xu hướng khó tính, cáu gắt và dễ âu lo hơn. Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu thường phải đối mặt.
1.1 Thường xuyên có cảm giác muốn khóc
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, tinh thần của phụ nữ đã có nhiều thay đổi. Họ rất dễ bị căng thẳng hơn so với bình thường. Nhiều mẹ bầu bật khóc trước những chuyện rất nhỏ mà trước đây họ không quan tâm.
Một trong những thay đổi rõ ràng nhất về tâm lý khi mang thai của vợ chính là có cảm giác muốn khóc. Và việc này được coi là một biểu hiện để phát hiện thai kỳ sớm.
1.2 Trở nên khó tính và cáu gắt hơn
Thực tế, khi mang thai, đa phần các mẹ sẽ có xu hướng khó tính hơn hẳn. Đôi khi những chuyện lặt vặt cũng khiến họ dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
Vì sự khó chịu này của mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng xấu đến các thành viên trong gia đình. Thậm chí là làm mất hoà khí chung. Ngoài ra, cáu gắt ở môi trường làm việc có thể khiến đồng nghiệp sợ và xa lánh.
1.3 Thường rơi vào tình trạng âu lo
Lo lắng là cảm xúc thất thường khó tránh nhất ở phụ nữ mang thai. Những vấn đề khiến các mẹ bận tâm như sợ trải qua đau đớn khi nghe những người có kinh nghiệm nói lại.
Nếu nhận thấy vợ mình đang rơi vào tình trạng này, các ông chồng hãy dành thêm nhiều thời gian để trò chuyện với vợ mình. Điều này có thể giúp vợ của bạn giải tỏa được nỗi lo, căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn.
1.4 Tự cô lập bản thân
Đây là tâm lý gặp phải không ít ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Đến nay thì chưa có các chuyên gia có thể giải thích được vì sao mẹ bầu lại có xu hướng cô lập với người xung quanh. Các mẹ sẽ thường che giấu cảm xúc của mình nhiều hơn. Hơn nữa là không muốn trò chuyện hay đi gặp gỡ bạn bè.
Điều này thật sự không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên các ông chồng hãy nên giúp các mẹ sống tích cực hơn bằng một cách như là thường xuyên đưa vợ ra ngoài vui chơi với bạn bè. Việc này làm mẹ bầu luôn giữ được một tinh thần thoải mái nhất có thể.
1.5 Nhạy cảm với những lời chỉ trích
Vấn đề này trong sự thay đổi tâm lý vợ khi mang thai rất phổ biến. Hầu hết các mẹ đều trở nên nhạy cảm với những lời chỉ trích của mọi người. Đôi khi chỉ là một lời nói hay hành động nhỏ cũng dễ khiến các mẹ tổn thương.
Trở nên nhạy cảm hơn là trạng thái thông thường hay gặp ở bà bầu. Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt với các mẹ bầu thường xuyên có dấu hiệu tiêu cực, các ông bố hãy nên động viên vợ mình một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó hãy chú ý hơn những lời nói và hành động, vì nhiều khi mọi thứ người vợ cần là sự cảm thông.
Thời gian mang thai là một quá trình trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc nhất của mỗi phụ nữ
2. Nguyên nhân thay đổi tâm lý phụ nữ khi mang thai.
Phụ nữ trong thời gian mang thai có thể sẽ trở thành một con người khác. Cô ấy có thể vui vẻ nhưng cũng có thể buồn và hay cáu gắt. Điều này rất dễ làm các ông chồng cảm thấy bất ngờ và không khí gia đình trở nên căng thẳng. Nhưng thay vì khó chịu thì những người chồng nên thấu hiểu vợ mình hơn.
Sau khi có em bé, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, sự cân bằng hệ thống dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn có các phản ứng sinh lý như ốm nghén, đi tiểu nhiều,... Tất cả điều này khiến cho tâm lý vợ khi mang thai dễ bị mất kiểm soát. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu áp lực về ngoại hình thay đổi đột ngột.
3. Tâm lý bà bầu ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Mỗi giai đoạn của thai kỳ thì thai nhi sẽ dần phát triển. Những cơ quan của bé cũng dần hình thành và hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Chính vì vậy, tâm trạng của người mẹ được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển này.
Nếu sản phụ thường xuyên lo lắng, nóng giận có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ khi chào đời. Ngoài ra, nhận thức của bé cũng sẽ bị tác động phần nào. Vấn đề này giải thích tại sao mẹ bầu căng thẳng thì con trẻ dễ gặp các bệnh lý. Những hiện tượng phổ biến như tự kỷ, chậm nói hoặc giảm khả năng tiếp thu.
Những sản phụ có một sức khỏe tinh thần tốt cùng thái độ lạc quan sẽ nhận được nhiều lợi ích. Ngay từ trong bụng mẹ thì các em bé đã phát triển thuận lợi và trọn vẹn hơn.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tâm lý khi mang thai có nguy hiểm?
4. Cách giúp giải toả tâm lý vợ khi mang thai
Chuẩn bị tâm lý khi mang thai cũng như giúp các mẹ bầu giải toả tâm trạng là điều cần thiết. Có nhiều cách để chăm sóc và cải thiện tâm lý vợ khi mang thai. Một số điều các mẹ và những ông chồng cần lưu tâm như:
- Kiểm soát sự căng thẳng khi mang thai. Các mẹ có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền hoặc đi massage,...
- Rèn luyện thể chất nhẹ nhàng và thường xuyên. Mẹ bầu có thể lựa chọn tập một số động tác yoga chẳng hạn.
- Thường xuyên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu. Tránh ăn các đồ cay nóng hoặc thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Dành thời gian nhiều để ngủ và nghỉ ngơi. Không được làm những công việc quá nặng và quá sức. Hãy đi ngủ trước 10h giờ tối và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Và cuối cùng, mẹ bầu khi mang thai thường có mong muốn được chồng quan tâm nhiều hơn. Có chồng ở bên thì các chị em sẽ cảm thấy an toàn và bớt lo lắng.
Cách để giúp giải toả tâm lý vợ khi mang thai
Tóm lại, tâm lý vợ khi mang thai rất dễ bị thay đổi và tác động. Trong thời gian thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Các mẹ cần đặc biệt đảm bảo tâm trạng của mình để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Các ông chồng nên quan tâm chu đáo vợ mình hơn để giúp cô ấy có cảm giác an tâm và thoải mái hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp những đôi vợ chồng hiểu hơn về tâm lý phụ nữ khi mang thai.