Quay lạiQuay lại

Tác hại của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu và thai nhi?

21/0/2023

Share

Nội dung chính

I. Thế nào là tiểu đường thai kỳ?
II. Nguyên nhân và dấu hiệu phổ biến của tiểu đường thai kỳ
1. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
2. Những dấu hiệu phổ biến của tiểu đường thai kỳ
III. Tác hại của tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Đối với mẹ bầu
Đối với thai nhi
IV. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?
1. Thay đổi chế độ ăn uống 
2. Kiểm soát những bữa ăn hàng ngày
3. Kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu gặp phải tiểu đường thai kỳ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu được kiểm soát và can thiệp kịp thời thì vẫn có thể bảo vệ được sức khoẻ của cả 2 mẹ con. Vậy tác hại của tiểu đường thai kỳ là gì? Không may mắc phải tiểu đường thì phải làm sao? Nội dung bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho các mẹ một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và bé - Nguồn ảnh: Cava

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và bé - Nguồn ảnh: Cava

I. Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào khi mang thai. Đây là hiện tượng lượng đường trong máu của sản phụ cao hơn mức bình thường. Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 trong quá trình mang thai. 

Bên cạnh đó, tác hại của tiểu đường thai kỳ đến sức khoẻ của mẹ và bé là rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai ngoài 30 tuổi.
  • Gia đình sản phụ có người bị mắc bệnh tiểu đường.
  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì ở những lần mang thai trước.
  • Sản phụ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trong thời gian có thai ở lần trước.

II. Nguyên nhân và dấu hiệu phổ biến của tiểu đường thai kỳ

1. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Mặc dù các mẹ đã có một chế độ ăn uống hợp lý, không ăn nhiều đồ ngọt và chất béo nhưng vẫn có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên do là khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ bị thay đổi, nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường nên lượng đường cũng tăng lên theo đó. 

Tuyến tụy sẽ sản xuất insulin trong cơ thể, trong trường hợp không sản sinh kịp lượng insulin phù hợp để chuyển hoá lượng đường thì sẽ dẫn tới mẹ bầu bị tiểu đường. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến việc sản sinh ra insulin bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố. Bởi vậy, nếu muốn chấm dứt tình trạng này thì các mẹ phải điều chỉnh và cân bằng lượng insulin và đường trong máu.

2. Những dấu hiệu phổ biến của tiểu đường thai kỳ

Trước khi nhận biết tác hại của tiểu đường thai kỳ, các mẹ nên đi siêu âm để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Ngoài ra, những triệu chứng các mẹ thường gặp có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Thai phụ luôn cảm thấy khát nước liên tục.
  • Nếu không may bị trầy xước thì vết thương sẽ rất lâu để lành.
  • Vùng kín bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc điều trị thông thường cũng không hết.
  • Cơ thể sản phụ cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt, ngủ ngáy và tăng cân quá nhanh. Ngoài ra, tụt cần không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Mẹ bầu nên đi xét nghiệm đo lượng đường trong máu ít nhất một lần - Nguồn ảnh: Cava

Mẹ bầu nên đi xét nghiệm đo lượng đường trong máu ít nhất một lần - Nguồn ảnh: Cava

III. Tác hại của tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Vậy tác hại của tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé rất nhiều. Nếu không được chăm sóc và kiểm soát tốt có thể gây ra một số biến chứng về sau, cụ thể:

Đối với mẹ bầu

Hội chứng nghiêm trọng của tiểu đường thai kỳ với người mẹ là huyết áp cao và tiền sản giật. Điều ra có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu gặp phải tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh mổ rất cao vì thai nhi quá lớn.

Thêm vào đó, mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai tự nhiên rất cao. Không chỉ vậy, các mẹ còn có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc gặp lại tình trạng này vào những lần mang thai kế tiếp.

Đối với thai nhi

Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao thì có thể khiến cho thai nhi phát triển quá mức và tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi chuẩn bị chuyển dạ. Không những thế, mẹ bầu sinh non khiến bé khi sinh ra dễ bị suy hô hấp.

Việc sinh ra trong cơ thể mẹ bầu mắc tiểu đường sẽ khiến bé dễ bị béo phì và cũng có thể bị tiểu đường cao hơn những em bé bình thường. Trường hợp nặng nhất là em bé có thể bị chết lưu trong bụng mẹ hoặc ngay khi sinh ra.

IV. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Sau khi hiểu được tác hại của tiểu đường thai kỳ và không may gặp phải, các mẹ đừng lo lắng quá mà hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp vận động nhẹ nhàng thì có thể nhanh chóng kiểm soát được bệnh. Các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây

1. Thay đổi chế độ ăn uống 

Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, các mẹ cần phải cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong các khẩu phần ăn hàng ngày. Các chuyên gia khuyến khích các mẹ bầu nên duy trì những thói quen ăn uống là:

  • Ăn sáng đầy đủ để đảm bảo năng lượng cho một ngày. Tránh cảm giảm đói dẫn đến ăn không kiểm soát.
  • Tránh xa những thực phẩm nhiều đường và tinh bột như: đường, mật ong, siro,... để giữ lượng đường trong máu không tăng cao.
  • Kiêng uống những loại nước ép trái cây do thành phần đường tự nhiên cũng có thể làm đường trong máu tăng cao. Thỉnh thoảng các mẹ có thể uống khoảng 30ml nước ép trong bữa ăn.
  • Ăn ít những thực phẩm như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng,... bởi chúng sẽ chuyển hoá thành đường rất nhanh. Thay vào đó thì hãy ăn những món ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, đậu và các loại rau.
  • Ăn những thực phẩm chứa crom và khoáng chất để cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Các mẹ có thể tìm những khoáng chất này trong ngũ cốc, cải bó xôi, cà rốt hay thịt gà. Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo và có thể sung chất béo từ dầu đậu nành, dầu ô liu và dầu hoa hướng dương.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để nhanh chóng kiểm soát được bệnh - Nguồn ảnh: Canva

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để nhanh chóng kiểm soát được bệnh - Nguồn ảnh: Canva

2. Kiểm soát những bữa ăn hàng ngày

Nhiều mẹ bầu lo sợ đường huyết tăng cao nên có xu hướng bỏ bữa. Thực tế, điều này không giúp được gì mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ. Các mẹ nên ăn ít nhất 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày và chia chúng theo khoảng thời gian đồng nhất kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Một nguyên tắc cho các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ là không được bỏ bữa. Bởi điều này có thể dẫn tới cơ thể bị run rẩy, nhức đầu và gây hại cho thai nhi.

3. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng theo, bởi vậy các mẹ cần chú ý đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân của mình. Tăng một cách nhanh chóng khoảng 1kg trở lên trên một tuần sẽ tạo thêm chất béo và gây hiệu ứng kháng insulin. Chính vì vậy, các mẹ cần kiểm soát cân nặng của mình thật chặt chẽ.

Tác hại của tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé rất nhiều. Thay vì lo lắng thì các mẹ hãy đến gặp bác sĩ để có một phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, duy trì thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao hằng ngày để có một thể trạng thật tốt. Chúc các mẹ và em bé của mình sẽ thật khoẻ mạnh trong suốt quá trình mang thai nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan