Nội dung chính
Trong những năm gần đây tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết đã trở thành mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng động. Người bệnh thường có các triệu chứng sốt xuất huyết như cảm giác bị đắng miệng và chán ăn từ đó sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch lúc này đều suy giảm. Chính vì vậy người mắc sốt xuất huyết cần được quan tâm đặc biệt về chế độ dinh dưỡng. Vậy khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể nhanh hồi phục? Cùng tham khảo các thông tin mà Papaya đã tổng hợp từ ý kiến của các bác sĩ Đa khoa Quốc tế nhé!
Người bị sốt xuất huyết thường có cảm giác bị đắng miệng và chán ăn - Nguồn ảnh: Canva
I. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?
Việc bổ sung dinh dưỡng cần được chú trọng cho các người mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều này giúp cơ thể bệnh nhân dễ hấp thụ dưỡng chất và nhanh chóng hồi phục tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Sau một là một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng:
1. Ăn súp, cháo loãng
Miếng bị đắng, cảm giác chán ăn khi bị sốt xuất huyết là dấu hiệu dễ thấy nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy hãy cho bệnh nhân ăn các loại cháo loãng, súp để họ có thể dễ ăn nhất. Ngoài ra cháo, súp dinh dưỡng là các loại thức ăn được chế biến chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Khi chế biến bạn có thể thêm một số vitamin hoặc thịt, cá để bổ sung chất đạm cho người bệnh.
Bên cạnh đó trường hợp bệnh nhân là trẻ đang bú mẹ, thì người mẹ cần cho con bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Trong giai đoạn này, các mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ uống thêm nước và không cho trẻ ăn uống dồn dập.
2. Bổ sung nhiều nước, bù nước
Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước cực kỳ quan trọng. Ngoài ra nên bổ sung thêm các loại nước từ trái cây, rau củ như nước dừa, nước chanh, nước cam,... để bệnh nhanh thuyên giảm hơn.
Nước dừa
Nếu ai đó hỏi bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì mà vừa ngon vừa tốt thì câu trả lời đầu tiên chính là nước dừa. Đây là một loại nước giải khát tuyệt vời dành cho người bệnh. Nước dừa cung cấp nước tự nhiên, giàu khoáng chất và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Bác sĩ chuyên khoa I của bệnh viện Medlatec đã có lời khuyên trong đa số trường hợp nếu bệnh nhân không muốn uống thuốc oresol thì có thể thay thế bằng nước dừa.
Hơn nữa nước dừa có vị rất ngon, dễ uống và cung cấp chất lỏng cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên nước dừa không có tác dụng chữa bệnh, nếu bệnh nhân vẫn khó chịu, không ăn uống được gì hãy đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Nước chanh
Nước chanh chứa lượng vitamin C rất dồi dào. Uống nước chanh có thể giúp bệnh nhân loại bỏ các độc tố từ virus gây ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó nước chanh cũng chứa các dưỡng chất tốt như glucid, canxi, protein, kali,.. Chúng có thể kích thích vị giác của người bệnh, từ đó họ có thể ăn ngon miệng hơn.
Nước chanh chứa lượng vitamin C rất dồi dào - Nguồn ảnh: Canva
3. Trái cây, hoa quả tươi
Cũng như nước chanh, những loại trái cây có múi và giàu vitamin C rất tốt cho người bị sốt xuất huyết. Những loại thực phẩm này không chỉ cải thiện hệ miễn dịch mà còn kích thích vị giác thèm ăn hơn, bổ sung nước giúp cơ thể nhanh hồi phục. Một số loại trái cây người bị sốt xuất huyết nên ăn như:
Quả lựu
Giàu khoáng chất và cung cấp năng lượng cần thiết với cơ thể. Nếu bị đau miệng, bạn có thể ép lựu và uống trong bữa ăn của mình. Quả lựu còn chứa rất nhiều chất sắt, cực kỳ có lợi cho máu, từ đó duy trì lượng tiểu cầu ổn định.
Đu đủ
Đu đủ giúp cơ thể tăng lượng tiểu cầu, loại bỏ ký sinh, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn đu đủ trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, canh hầm,...
Trái Kiwi
Kiwi được biết đến là loại trái cây thơm ngon và dễ ăn. Chúng chứa nhiều vitamin A, E và enzym tốt có hệ tiêu hóa giúp cân bằng điện giải. Ngoài ra với những dưỡng chất này còn hỗ trợ hạn chế tình trạng tăng huyết áp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin C cùng hợp chất chống oxy hóa trong kiwi cũng có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
4. Rau xanh và thực phẩm giàu đạm
Đây là hai nguồn bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Rau xanh không chứa nhiều calo nhưng hàm lượng khoáng chất, vitamin,... rất dồi dào. Một số loại rau người bị sốt xuất huyết nên ăn như bông cải xanh, rau bina, súp lơ,...
Ngoài ra để trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết nên ăn gì thì trong thực đơn của đối tượng này không thể thiếu chất đạm. Các loại thực phẩm giàu chất đạm nên ăn như trứng, sữa, thịt gà, cá,... Chúng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi và cần thiết cho bệnh nhân.
Một số thức ăn và đồ uống người bị sốt xuất huyết nên ăn - Nguồn ảnh: Canva
II. Người sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Sau đây là một số thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết cần kiêng ăn vì dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
- Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, mù tạt,...
- Các loại đồ uống ngọt, có gas, caffeine như bia rượu, soda, trà sữa, nước ngọt,...
- Thực phẩm có màu đen, màu đỏ, sẫm màu như thanh long đỏ, củ dền,... Các loại thực phẩm này có thể khiến bệnh nhân bị xuất huyết hoặc nôn mửa.
III. Tại sao sốt xuất huyết cần được chú trọng về dinh dưỡng?
Sốt xuất huyết là bệnh lý đang rất phổ biến ở người lớn và cả trẻ em tại đất nước chúng ta trong hiện tại. Giai đoạn từ 2020 đến giữa năm 2022 cả nước đã ghi nhận 29 ca tử vong vì căn bệnh này. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không may mắc phải sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết khiến cho cơ thể người nhiễm rất mệt mỏi, khó chịu, kém hấp thụ, đặc biệt là không muốn ăn uống. Vì vậy bên cạnh việc sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi, tuân thủ điều trị sốt xuất huyết theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Kết luận
Bệnh sốt xuất huyết với số ca nhiễm ngày càng tăng khiến nhiều gia đình lo lắng. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để người bệnh mau khỏi. Trường hợp nghi ngờ người thân có dấu hiệu của bệnh hãy đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám nhé!