Nội dung chính
Sảy thai là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng khi mới lần đầu mang thai. Dù ở thời gian nào thì khi mất thai nhi cũng là nỗi đau vô cùng lớn với người mẹ. Trong các giai đoạn, sảy thai sớm là tình trạng phổ biến nhất ở các sản phụ. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên do gây ra sảy thai, những biểu hiện và cách phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bài viết này sẽ giúp các mẹ tìm hiểu rõ ràng và chi tiết nhất.
Sảy thai sớm là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng - Nguồn ảnh: Canva
I. Thế nào là sảy thai sớm?
Sảy thai sớm hay còn được gọi là sảy thai tự nhiên. Đây là tình trạng mẹ bầu bị mất em bé ở giai đoạn khoảng 13 tuần đầu của thai kỳ (3 tháng đầu). Hiện tượng này khá phổ biến với phụ nữ mang thai ở Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ sản phụ sảy thai khoảng 10% trong các trường hợp mang thai.
Sảy thai tự nhiên thường có 3 dạng:
- Sản phụ có em bé rồi bị ra huyết. Lúc này, túi thai tự động lọt ra ngoài và đây là dạng gặp rất phổ biến.
- Thai phụ đã hình thành được túi thai, phôi thai và tim thai nhưng không may sau đó tim thai ngừng đập, túi thai vẫn nằm trong tử cung và đây được gọi là thai lưu.
- Mẹ bầu gặp hiện tượng trứng trống: Tình trạng này được hiểu là thai phụ có túi thai nhưng túi thai trống, không có phôi thai. Trứng trống là một hình thức của thai nhi đã ngừng phát triển. Trường hợp này nếu các mẹ bầu không được lấy thai ra sớm sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng. Nặng nhất là phải cắt bỏ cổ tử cung.
Mẹ bầu có nguy cơ gặp sảy thai sớm có thể kể đến như:
- Sản phụ mang thai ở tuổi tác quá lớn.
- Mẹ bầu dùng chất kích thích như hút thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cafein,...
- Không điều trị và kiểm soát các bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giáp,...
- Tử cung bị bất thường hoặc mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...
Sảy thai sớm hay còn được gọi là sảy thai tự nhiên - Nguồn ảnh: Canva
II. Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng sảy thai sớm
Tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết dấu hiệu của sảy thai sớm là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm tới để từ đó ngăn ngừa đúng cách.
1. Nguyên do gây nên sảy thai sớm
Khoảng 50% các trường hợp bị sảy thai đều do biến cố ngẫu nhiên khi phôi thai nhận được nhiễm sắc thể bất thường trong quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số lý do khiến thai kỳ kết thúc sớm như là:
- Mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai từ 2 lần trở lên.
- Phụ nữ nhẹ cân hoặc béo phì cũng đều có thể bị sảy thai so với người người bình thường.
- Một tình trạng tên là hội chứng kháng phospholipid (APS) gây nên hiện tượng cục máu đông. Đây là nguy cơ có thể khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai sớm.
- Khi phụ nữ càng lớn tuổi, số lượng trứng có nhiễm sắc thể bất thường sẽ được phóng ra càng nhiều. Điều này làm tăng khả năng sảy thai sớm khi mang bầu ở tuổi quá lớn.
- Sảy thai bắt nguồn từ việc mẹ bầu mắc các bệnh lý như đái tháo đường, nhiễm trùng, vấn đề về hormone, bệnh tuyến giáp cũng như sự bất thường trong cổ tử cung (u xơ tử cung hoặc mô sẹo).
- Yếu tố môi trường: Nếu như sản phụ tiếp xúc với những chất hoá học độc hại, bị ngộ độc thực phẩm hoặc không may bị chấn thương tác động vào vùng bụng đều có khả năng sảy thai. Ngoài ra, sử dụng thuốc có hại cho thai nhi hay không phù hợp cũng có thể dẫn tới sảy thai sớm.
2. Những dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai sớm. Khi các mẹ thấy âm đạo tiết dịch màu nâu, đỏ hoặc bị vón cục là rất có khả năng không giữ lại được thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng lưu tâm tới một số triệu chứng như:
- Mô thai của sản phụ trôi ra khỏi âm đạo.
- Mẹ bầu bị chuột rút, đau bụng, chóng mặt hoặc choáng váng.
- Có một chất lỏng trong suốt hoặc màu hồng chảy ra từ âm đạo của thai phụ.
- Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cảm thấy sự buồn nôn hay căng tức ngực mà tự nhiên biến mất.
Khi có những biểu hiện bất thường, các mẹ phải lập tức đến cơ sở y tế để thăm khám nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm - Nguồn ảnh: Canva
III. Sảy thai sớm có ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
Nếu các mẹ bầu bị sảy thai sớm liên tiếp 2 đến 3 lần trở lên và chưa có cơ hội sinh lần nào thì nên đi khám sản khoa cả vợ và chồng. Từ đó, tìm ra nguyên nhân sảy thai chính xác và có định hướng điều trị phù hợp.
Trong trường hợp sảy thai sớm trong khoảng 2 tháng rưỡi thì các chị em có thể yên tâm chờ đợi kinh trở lại. Không nên lo lắng đến mức ám ảnh để ảnh hưởng tới những lần mang theo về sau. Tuy nhiên, sau khi bị sảy thai không nên quan hệ tình dục bởi cơ thể các mẹ bầu cần thời gian để hồi phục. WHO khuyến cáo nên đợi 6 tháng sau khi bị sảy thai rồi mới nên tiếp tục có thai lần nữa.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp y học giúp các mẹ bầu có thể lựa chọn tuỳ theo mức độ bệnh lý của mình. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường thì các mẹ nên đi khám để có kết quả chẩn đoán một cách chính xác nhất.
IV. Cách phòng tránh nguy cơ bị sảy thai sớm.
Để có một kỳ mang thai khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ bị sảy thai sớm, các mẹ bầu nên lưu ý một số điều dưới đây như:
- Duy trì cân nặng trong suốt quá trình mang thai. Thừa cân hay béo phì đều có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng điều chỉnh chỉ số BMI ở mức bình thường.
- Đề phòng nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người. Các mẹ cũng đừng quên tiêm các loại vacxin tiền mang thai để bảo vệ bản thân và em bé trong 9 tháng 10 ngày.
- Bổ sung acid folic mỗi ngày có thể giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bởi dị tật là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Các mẹ cần phải dùng acid folic ít nhất 3 tháng trước khi có thai và tiếp tục dùng trong 3 tháng đầu.
- Thực hiện một lối sống lành mạnh và tránh xa khói thuốc và bỏ hút thuốc, không làm dụng rượu bia,... Nếu bạn muốn một kỳ thai an toàn thì nên xây dựng thói quen như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống cân bằng.
- Kiểm soát các loại bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,... Nếu không may mắc phải thì nên điều trị triệt để hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh nhằm ngăn ngừa sảy thai sớm. Bên cạnh đó, các mẹ nên có một đời sống tình dục lành mạnh và an toàn.
Sảy thai sớm là biến chứng mà không mẹ bầu nào mong muốn. Chính vì vậy, nhận biết sớm các biểu hiện, nguy cơ sảy thai đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng tránh sảy thai kịp thời. Để giảm thiểu các biến chứng trong quá trình sảy thai cũng như chuẩn bị tốt một kỳ mang thai thật khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe từ 3 đến 5 tháng trước khi mang thai nhé!