Quay lạiQuay lại

Ý nghĩa của mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

21/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là gì?
2. Các loại mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay
2.1. Mức khấu trừ bảo hiểm ô tô
2.2. Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ
3. Ý nghĩa mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản
 4. Ví dụ thực tế về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

Thuật ngữ mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản thường xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm. Vậy mức khấu trừ bảo hiểm là gì, ý nghĩa như thế nào và cách áp dụng thực tế ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin đáng quan tâm về chủ đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

Tìm hiểu về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

1. Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là gì?

Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là số tiền mà người mua bảo hiểm sẽ phải tự chịu trong mỗi sự cố xảy ra. Mức khấu trừ sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm bằng con số cụ thể hoặc dưới dạng phần trăm.

Trường hợp số tiền cần bồi thường nhỏ hơn mức chiết khấu, công ty bảo hiểm sẽ không cần bồi thường cho tổn thất đó. Tuy nhiên, trong trường hợp số tiền tổn thất lớn hơn mức chiết khấu thì bên bảo hiểm cần bồi thường đủ số tiền theo đúng phạm vi bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng.

2. Các loại mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay

Các vấn đề thiệt hại về sức khoẻ và thân thể con người thường không áp dụng mức khấu trừ. Nói một cách dễ hiểu hơn, mức khấu trừ với thiệt hại về con người được tính là bằng 0 trong bảo hiểm. Hiện nay, mức khấu trừ bảo hiểm thường xuất hiện trong các gói sản phẩm bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm ô tô và bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba.

Cụ thể mức khấu trừ trong các gói bảo hiểm phổ biến như sau:

2.1. Mức khấu trừ bảo hiểm ô tô

Mức khấu trừ của hình thức bảo hiểm này chính là số tiền mà chủ nhân chiếc xe cần bỏ ra khi chẳng may xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Với loại xe gia đình, mức khấu trừ sẽ là 500.000 VNĐ/vụ tai nạn. Với dòng xe ô tô kinh doanh, mức khấu trừ sẽ cao hơn là 1.000.000 VND/vụ tai nạn.

Mức khấu trừ xe ô tô chỉ tính trên mỗi vụ tai nạn. Riêng hình thức bảo hiểm vật chất, thân vỏ xe ô tô có thể áp dụng mức khấu trừ khi sửa chữa xe.

2.2. Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm cháy nổ là loại hình bảo hiểm bắt buộc cho một số doanh nghiệp do Chính phủ quy định. Theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP được ban hành, mức lệ phí cũng như mức khấu trừ được quy định đầy đủ và rõ ràng.

Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm. Cụ thể như sau:

  • Số tiền bảo hiểm dưới 2 tỷ đồng: Mức khấu trừ 4 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm từ 2 – 10 tỷ đồng: Mức khấu trừ 10 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm từ 10 – 50 tỷ đồng: Mức khấu trừ 20 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm từ 50 – 100 tỷ đồng: Mức khấu trừ 40 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm từ 100 – 200 tỷ đồng: Mức khấu trừ 60 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm từ 200 – 1000 tỷ đồng: Mức khấu trừ 100 triệu đồng.
  • Số tiền bảo hiểm trên 1000 tỷ đồng: Mức khấu trừ tự thoả thuận.
Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản có ý nghĩa quan trọng

Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản có ý nghĩa quan trọng

3. Ý nghĩa mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản là thuật ngữ thường thấy trong bảo hiểm phi nhân thọ. Ý nghĩa của mức khấu trừ là để giảm thiểu những hồ sơ khiếu nại bảo hiểm có số tiền tổn thất nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến tài chính của người được bảo hiểm. Ngoài ra, việc đề ra mức khấu trừ hợp lý cũng giúp giảm mức phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm cần chịu.

Thông thường, mức khấu trừ bảo hiểm sẽ tỉ lệ nghịch so với phí bảo hiểm. Tức là nếu bạn muốn giảm tỷ lệ phí bảo hiểm thì sẽ cần tăng mức khấu trừ sao cho tương xứng và ngược lại. Mức khấu trừ càng cao thì mức phí bạn cần để đóng bảo hiểm càng thấp giúp bạn giảm được một phần chi phí khi tham gia bảo hiểm.

 4. Ví dụ thực tế về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

Ví dụ mức khấu trừ bảo hiểm tài sản được quy định trong hợp đồng là 5% tổn thất và mức khấu trừ tối thiểu 10 triệu đồng/vụ tổn thất. Khi không may có tổn thất xảy ra, doanh nghiệp sẽ gặp những trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Số tiền thiệt hại của vụ tổn thất là 2 triệu đồng. Do số tiền thiệt hại nhỏ hơn hẳn so với mức khấu trừ nên doanh nghiệp bảo hiểm không cần chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp 2: Số tiền thiệt hại cho vụ tổn thất lên tới 50 triệu đồng. Vì vậy, lần tổn thất này đã thuộc phạm vi được bảo hiểm. Tính theo mức khấu trừ 5%, tổng khấu trừ sẽ bằng 2.500.000 VNĐ. Lúc này, bên bán bảo hiểm sẽ áp dụng mức khấu trừ tối thiểu là 10 triệu cho doanh nghiệp. Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua bảo hiểm 40 triệu đồng.
  • Trường hợp 3: Tổng số tiền thiệt hại cho vụ tổn thất lên tới 400 triệu đồng. Mức khấu trừ áp dụng bằng 5% tổn thất tương đương với 20 triệu đồng. Mức 5% tổn thất này đã lớn hơn mức khấu trừ tối thiểu. Vì vậy, số tiền bên doanh nghiệp bảo hiểm cần bồi thường cho bên mua bảo hiểm là 400 triệu – 20 triệu = 380 triệu đồng.
Cập nhật về mức khấu trừ bảo hiểm và áp dụng thực tế

Cập nhật về mức khấu trừ bảo hiểm và áp dụng thực tế

Bài viết trên là những chia sẻ về mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bên mua bảo hiểm hiểu hơn về thuật ngữ này và tránh nhầm với các thuật ngữ bảo hiểm tương tự.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan