Nội dung chính
Sảy thai là sự kết thúc bất ngờ của quá trình mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Chỉ vì nó được gọi là “sảy thai” không có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó khi mang thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và xảy ra do thai nhi ngừng phát triển. Vậy khi sảy thai phải làm gì? Theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý và chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không may bị sảy thai.
I. Sảy thai là gì?
Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
Sảy thai là tình trạng thai trong bụng bị mất trước 20 tuần của thai kỳ. Thai chết lưu sau 20 tuần được gọi là thai chết lưu. Cứ 5 trường hợp mang thai được xác nhận thì có tới 1 trường hợp bị sảy thai trước 20 tuần.
Hầu hết các trường hợp sảy thai (80%) xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ (đến 13 tuần của thai kỳ). Ít hơn 5% trường hợp sảy thai xảy ra sau 20 tuần tuổi thai. Do đó, nếu không may bị sảy thai thì vấn đề “khi sảy thai phải làm gì” được rất nhiều chị em quan tâm.
II. Cách xử lý khi bị sảy thai?
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mà bác sĩ chỉ định cách xử lý khi bị sảy thai phù hợp.
Khi bị sảy thai, thai phụ sẽ gặp 2 dấu hiệu sảy thai điển hình bao gồm đau bụng và chảy máu âm đạo. Lúc này tử cung sẽ bắt đầu co bóp để đẩy nhau thai đang bong ra ngoài. Khi nhau được đưa ra ngoài, sản phụ sẽ có những cơ co thắt gây áp lực lên mạch máu để hạn chế chảy máu. Tuy nhiên, nếu tử cung co bóp không đủ mạnh sẽ gây nên tình trạng máu chảy liên tục không ngừng.
Vậy khi sảy thai phải làm gì? Khi xuất hiện tình trạng chảy máu, thai phụ cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp sản phụ ở xa trung tâm và chưa thể đến bệnh viện, người nhà cần thực hiện các bước cầm máu và sơ cứu cụ thể như sau:
- Để sản phụ nằm ngửa và chân cao hơn đầu.
- Nằm yên và khép hai chân để hạn chế máu chảy. Tuyệt đối không cử động mạnh.
- Xoa bóp phần bụng dưới rốn (vùng đáy tử cung để giúp tử cung co hồi tốt hơn, bởi vì nguyên nhân thường gặp nhất của băng huyết sau sinh là đờ tử cung).
- Sản phụ nên được nằm ở phòng riêng, bảo đảm yên tĩnh và thoáng khí.
III. Cách điều trị khi bị sảy thai
Khi bị sảy thai, có tế bào thai trong tử cung cũng cần được loại bỏ. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ mà bác sĩ chọn cách xử lý khi bị sảy thai thích hợp. Bất kể phương pháp điều trị nào cũng tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng hoặc xuất huyết, tuy nhiên tỷ lệ tương đối thấp.
1. Điều trị không phẫu thuật
Quyết định khi sảy thai phải làm gì sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân. Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi một thời gian sau khi sảy thai sớm để các mô thai thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Tình trạng này thường kéo dài không quá 2 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn. Ngoài ra, có thể dùng thuốc để chủ động loại bỏ các mô bào thai còn sót lại.
Sau khi loại bỏ mô thai, bác sĩ yêu cầu siêu âm hoặc xét nghiệm nồng độ hCG trong máu để xác minh rằng tất cả các mô thai đã được loại bỏ hoàn toàn. Nếu không, bạn có thể phải tiến hành điều trị bằng phẫu thuật.
2. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là cách xử lý khi bị sảy thai được khuyến nghị trong trường hợp sảy thai nhưng có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nhiều hoặc có các vấn đề bệnh lý khác. Một số lựa chọn phẫu thuật có thể thực hiện được, bao gồm:
- Hút chân không: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sử dụng một ống mỏng được gắn vào máy hút chân không và đưa vào tử cung để lấy mô. Bạn có thể được gây tê cục bộ và thuốc an thần.
- Nong và nạo (D&C): Trong phẫu thuật D&C, cổ tử cung được nong ra và một dụng cụ được sử dụng để lấy mô bào thai. Bác sĩ có thể tiến hành gây mê toàn thân hoặc khu vực.
Lưu ý, sau phẫu thuật, không đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo (ví dụ như sử dụng băng vệ sinh hoặc quan hệ tình dục) trong 1-2 tuần sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Chảy máu nhiều hơn 2 giờ mỗi lần
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau dữ dội
IV. Sau khi sảy thai phải làm gì?
Sau khi sảy thai phải làm gì? Chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều để phục hồi sức khỏe.
Khi sảy thai, không chỉ sức khoẻ mà tinh thần của bạn cũng có thể bị sa sút. Vậy phụ nữ sau khi sảy thai phải làm gì? Dưới đây là những cách giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi sảy thai mà bạn có thể tham khảo:
1. Nghỉ ngơi
Khi bị sảy thai, tâm lý của người phụ nữ bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, sau khi sảy thai phải làm gì để phục hồi lại tinh thần và thể chất là thắc mắc của rất nhiều chị em.
Trong 24 giờ đầu sau khi sảy thai, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân đầy đủ. Nếu khó đi vào giấc ngủ, bạn nên uống một ly sữa ấm hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Trong thời gian này không nên làm các công việc nặng nhọc như: khuân vác vật nặng, xách nước, leo cầu thang nhiều… để tránh gây tổn thương cho tử cung.
Sau khoảng 4 - 6 tuần, sức khỏe của bạn sẽ dần hồi phục.
2. Theo dõi thân nhiệt
Theo dõi thân nhiệt trong vòng 5 ngày sau khi sảy thai là rất quan trọng. Nếu nhiệt độ vượt quá 37 độ C, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Vì sốt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng.
3. Giữ vệ sinh cá nhân
Sức khỏe còn rất yếu nên sau khi sảy thai không nên tắm ngay mà chỉ nên lau người bằng khăn ấm. Sau 1-2 ngày có thể tắm lại nhưng không nên tắm lâu. Vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào tử cung từ âm đạo, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Nếu bị chảy máu âm đạo, bạn nên sử dụng băng vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 4-6 giờ. Đồng thời, để tránh tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm, nhất định bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh mà chỉ nên sử dụng nước ấm và các loại dung dịch chuyên dụng để vệ sinh.
4. Ăn uống lành mạnh
Sau khi sảy thai phải làm gì? Cơ thể sẽ bị suy nhược nên phải bồi bổ và chú trọng ăn uống. Sảy thai gây mất nhiều máu và sức lực nên cần tăng cường ăn những thực phẩm có nhiều chất sắt và vitamin C để cơ thể nhanh hồi phục. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt đỏ, động vật có vỏ, trứng, đậu và rau lá xanh. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, cà chua và bông cải xanh.
Xem thêm: Phụ nữ sảy thai uống gì cho sạch tử cung và sớm hồi phục?
5. Tránh quan hệ tình dục
Để tử cung mau lành, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong 4 tuần đầu sau khi sảy thai. Việc hạn chế quan hệ trong thời gian này cũng tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau khoảng 1-3 tháng là bạn có thể quan hệ tình dục trở lại. Nếu muốn thử mang thai lần nữa, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ kế hoạch mang thai trong tương lai. Nếu bạn không muốn mang thai, hãy hỏi bác sĩ về biện pháp tránh thai. Bạn có thể mang thai lần nữa trước khi kỳ kinh tiếp theo bắt đầu nếu bạn không sử dụng biện pháp tránh thai.
Kết luận
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã biết khi sảy thai phải làm gì. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể lựa chọn và áp dụng tùy theo trường hợp của mình. Nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể là điều rất quan trọng sau sảy thai. Đồng thời nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.