Quay lạiQuay lại

09 nhóm đối tượng cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

21/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
2. Đối tượng cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
2.1. Tổ chức hành nghề luật sư
2.2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
2.3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
2.4. Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng
2.5. Công ty chứng khoán
2.6. Công ty quản lý quỹ
2.7. Doanh nghiệp thẩm định giá
2.8. Tổ chức công chứng
2.9. Cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
3. Phụ cấp trách nhiệm có phải đóng bảo hiểm không?
4. Các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
5. Các câu hỏi liên quan về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
5.1. Thời gian hiệu lực của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao lâu?
5.2. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
5.3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có bắt buộc không?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là phương thức để đề phòng, đối phó với các rủi ro về mặt tổn thất tài chính, nhân mạng trong quá trình làm việc. Cùng tìm hiểu chi tiết những vấn đề liên quan và giải đáp các thắc mắc về loại hình bảo hiểm này trong bài viết sau đây bạn nhé.

Tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm dùng để bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh các kiện tụng, bồi thường do rủi ro nghề nghiệp. Vai trò của loại hình bảo hiểm này là bảo vệ những chi phí pháp lý, bồi thường thiệt hại do những sơ suất trong nghề nghiệp của doanh nghiệp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có ưu điểm lớn là chi tiết và có sự toàn diện hơn so với những loại hình bảo hiểm tương tự. Nhờ vậy, doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro về tài chính khi trong quá trình kinh doanh có phát sinh những vấn đề cần bồi thường.

2. Đối tượng cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Đối tượng tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm các đối tượng bắt buộc tham gia loại bảo hiểm này và các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tham gia. Theo quy định của pháp luật, danh sách những doanh nghiệp bắt buộc phải mua gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:

2.1. Tổ chức hành nghề luật sư

Theo Điều 1 Luật Luật sư được sửa đổi năm 2012 quy định, tổ chức hành nghề luật sư là nhóm đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Trong những trường hợp phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ nhận được khoản chi phí bồi thường theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

2.2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp bắt buộc cần mua loại hình bảo hiểm này. Đây là phương án tốt nhất để tránh trường hợp nhân viên tư vấn sai cho khách hàng những gói bảo hiểm không phù hợp hay lựa chọn doanh nghiệp không có khả năng bồi thường hợp đồng bảo hiểm.

2.3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

Quy định tại Khoản 5 Điều 29 thuộc Luật Kiểm toán 2011, doanh nghiệp hay chi nhánh kiểm toán của nước ngoài tại Việt Nam bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm kiểm toán cho các kiểm toán viên. Đây là quy định do Bộ Tài chính ban hành cần mọi doanh nghiệp kiểm toán tuân thủ.

2.4. Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Theo Khoản 2 Điều 9 của Luật Xây dựng 2014, nhà thầu tư vấn xây dựng cần mua bảo hiểm nếu đang làm công việc khảo sát, thiết kế xây dựng của công trình từ cấp II trở lên. Trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp sẽ bảo vệ nhà đầu tư khi xảy ra các vấn đề về kỹ thuật, dự toán công trình, khảo sát ước tính, kiến trúc công trình khi hoàn thiện.

2.5. Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công việc kinh doanh chứng khoán. Theo Khoản 7 Điều 71 của Luật Chứng khoán 2006, công ty chứng khoán khi mua bảo hiểm sẽ được bồi thường thiệt hại xảy ra do lỗi kỹ thuật hay sơ suất của nhân viên theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

2.6. Công ty quản lý quỹ

Tương tự doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, các công ty quản lý quỹ cũng cần bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên. Nếu cố tình không mua gói bảo hiểm này thì các trường hợp rủi ro, xung đột lợi ích xảy ra công ty có thể không đủ khả năng để bồi thường tổn thất.

2.7. Doanh nghiệp thẩm định giá

Theo Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 38/2014/TT-BTC, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả, bồi thường các thiệt hại chẳng may xảy ra. Đây là gói bảo hiểm bắt buộc mà các doanh nghiệp thẩm định giá cần có.

2.8. Tổ chức công chứng

Theo Khoản 5 Điều 33 của Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp cho các công chứng viên. Việc mua bảo hiểm này cần duy trì trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức hành nghề.

2.9. Cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Theo Điều 78 Luật Khám chữa bệnh 2009, các cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề khám chữa bệnh phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm được quy định đầy đủ tại Nghị định 102/2011/NĐ-CP.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp

3. Phụ cấp trách nhiệm có phải đóng bảo hiểm không?

Phụ cấp trách nhiệm có phải đóng bảo hiểm không là câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người nhận phụ cấp trách nhiệm do nhà nước chi trả sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, một số khoản phụ cấp lương dưới đây sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp độc hại
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp chức vụ

4. Các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp. Cụ thể điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp như sau:

  • Nguyên nhân thiệt hại do hành động sai sót hay bất cẩn ngoài chuyên môn.
  • Nguyên nhân thiệt hại do vấn đề liên quan đến thuế.
  • Nguyên nhân thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
  • Thiệt hại do nhân viên vi phạm, không làm đúng trách nhiệm liên quan đến quản lý và chuyển giao tài sản.
  • Doanh nghiệp mua bảo hiểm mất khả năng thanh toán, phá sản.
  • Doanh nghiệp làm mất tài liệu bảo mật hay tiêu huỷ tài liệu khi được giao phó.
  • Doanh nghiệp có hành vi cố tính gây thiệt hại nhằm lấy tiền bảo hiểm.
  • Các thiệt hại liên quan đến chiến tranh, hành động thù địch với nước ngoài, khủng bố, bạo loạn.
  • Thiệt hại do bị trừng phạt, cảnh cáo theo những quy định của pháp luật.
Tìm hiểu kỹ các điều khoản loại trừ trong bảo hiểm

Tìm hiểu kỹ các điều khoản loại trừ trong bảo hiểm

5. Các câu hỏi liên quan về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường băn khoăn về những vấn đề sau đây.

5.1. Thời gian hiệu lực của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao lâu?

Thời gian hiệu lực của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ dựa theo thoả thuận giữa hai bên được ghi trong hợp đồng. Tùy theo nhu cầu của người được bảo hiểm và từng gói bảo hiểm mà thời gian hiệu lực của bảo hiểm sẽ khác nhau.

5.2. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Phạm vi bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là chỉ trong thời điểm ký kết hợp đồng. Các thiệt hại được bảo hiểm bao gồm tính mạng, tai nạn lao động khi làm việc hay kiện tụng, tranh chấp liên quan đến nghề nghiệp.

5.3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có bắt buộc không?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chỉ bắt buộc với một số ngành nghề nêu trên. Nếu doanh nghiệp không nằm trong nhóm đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể lựa chọn mua hoặc không theo nhu cầu.

Bài viết trên là những chia sẻ về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình bảo hiểm này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan