Nội dung chính
Những rủi ro, tai nạn trong công việc mặc dù chúng ta không mong muốn nhưng cũng là điều khó có thể lường trước được. Một khi có sự cố, ốm đau xảy ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Nhằm chia sẻ với người lao động, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động là một trong những chính sách an sinh thiết thực nhất hiện nay. Chính sách của bảo hiểm này giúp người lao động vượt qua khó khăn, rủi ro. Cùng Papaya tìm hiểu kỹ hơn về chúng trong bài viết sau đây nhé.
Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - Nguồn ảnh: Canva
1. Tai nạn lao động lao động, nghề nghiệp là gì?
Tai nạn nghề nghiệp hay còn được gọi chính xác hơn là tai nạn lao động được giải thích trong khoản 8 Điều 3 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể, tai nạn lao động là tai nạn gây những tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn đó là những sự cố gây ra tổn thương hoặc tử vong cho người lao động. Và những sự cố này xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc đó.
Trong khi làm việc thực sự khó để lường trước những chuyện có thể xảy ra cho chính mình. Vì vậy bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp hay còn gọi là bảo hiểm tai nạn lao động thực sự rất cần thiết cho người lao động để họ được hưởng những quyền lợi một cách chính đáng.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
Về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Đối tượng tham gia và áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc:
+ Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Đối tượng này được áp dụng kể cả hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật người dưới 15 tuổi.
+ Người làm việc theo hợp động lao động có thời hạn từ 1-3 tháng.
+ Cán bộ, công viên chức.
+ Công nhân quốc phòng, công nhân, công an, người làm công tác trong tổ chức cơ yếu.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân. Người làm công công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân. Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn. Học viên quân đội, công an, có yếu theo học được hưởng sinh hoạt phí.
+ Người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Bên cạnh đó người lao động khi ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động theo từng hợp đồng đã giao kết (nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc).
Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - Nguồn ảnh: Canva
3. Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định của Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, lao động được hưởng khi đủ các điều kiện sau:
- Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả khi đang thực hiện những nhu cầu sinh hoạt cần thiết. Kể cả khi nghỉ giải lao, ăn bồi dưỡng, ăn giữa ca, làm vệ sinh tắm rửa, kinh nguyệt, cho con bú, đi vệ sinh.
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (công ty, doanh nghiệp).
+ Người lao động bị tai nạn, sự cố trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do các tai nạn ở trên.
4. Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả những khoản nào cho bạn?
- Chi phí dưỡng sức, hồi phục sức khỏe.
- Chi cấp một lần, trợ cấp phục vụ, trợ cấp hàng tháng.
- Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình.
- Hỗ trợ việc phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khi trở lại làm việc: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chi phí việc quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật BHXH.
- Hỗ trợ chi phí bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, lao động hàng tháng.
- Trả phí khám giám định thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đầy đủ các điều kiện hưởng.
NLĐ cần phối hợp với người sử dụng lao động làm hồ sơ bảo hiểm - Nguồn ảnh: Canva
5. Thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
Để hưởng chế độ tai nạn lao động bạn cần phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:
- Bước 1: Người lao động phối hợp cùng người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ. Các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ được quy định chi tiết tại đây.
- Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hình thức nộp có thể qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
- Bước 3: Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ có thời hạn giải quyết tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động.
- Bước 4: Nhận kết quả. Người sử dụng lao động sẽ nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích.
Người lao động sẽ nhận tiền trợ cấp tại cơ quan BHXH, qua bưu điện hoặc tài khoản cá nhân.
Trên đây là 05 điều bạn cần biết về bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, mọi thông tin sẽ mang tính tham khảo. Nếu bạn còn chưa rõ hoặc thông tin nào có thể liên hệ Papaya để được giải đáp kỹ hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.