Quay lạiQuay lại

6 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm, tích lũy cho tương lai

29/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Chi tiêu tiết kiệm bằng phương pháp 06 chiếc lọ
II. 06 nguyên tắc chi tiêu có thể giúp bạn nhiều tiền hơn
1. Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng
2. Cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết
3. Thanh lý những món đồ không sử dụng
4. Kiếm thêm nhiều hơn để được tiết kiệm nhiều hơn
5. Biết cách tái sử dụng
6. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mại từ sàn thương mại điện tử
Tạm kết

Bạn muốn tích lũy tiền để mua nhà, mua xe hoặc sắm các vật dụng thiết yếu nhưng chưa biết cách tiết kiệm tiền như thế nào cho hiệu quả. Bài viết dưới đây từ Papaya sẽ giới thiệu đến bạn đọc 05 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm để có số dư nhiều hơn trong tài khoản. Cùng tìm hiểu nhé.

5 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm giúp bạn có nhiều tiền hơn

5 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm giúp bạn có nhiều tiền hơn

I. Chi tiêu tiết kiệm bằng phương pháp 06 chiếc lọ

Nguyên tắc 06 chiếc lọ (JARS Money Management System) là phương pháp nổi tiếng được giới thiệu bởi tác giả T. Harv Eker dùng để lập ngân sách chi tiêu cho bản thân và gia đình. Phương pháp này sẽ giúp bạn kiểm soát và phân bổ nguồn lực tài chính của mình cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Một cách cụ thể, hãy tưởng tượng trong tay bạn đang có 06 chiếc lọ và tiền (đây có thể là tổng thu nhập mỗi tháng của bạn).

Trên mỗi chiếc lọ bạn sẽ gắn nhãn từng mục đích chi tiêu và cả tiết kiệm:

  • Chiếc lọ thứ nhất: chi tiêu cần thiết cho những hoạt động không thể thiếu như tiền ăn, tiền nhà ở… Phần này, bạn có thể dành ra khoảng 55% thu nhập của mình.
  • Chiếc lọ thứ hai: Tiêu dùng lớn (khoảng 10% thu nhập) dùng cho việc tiết kiệm cho những mục tiêu chi mua nhà, xe, đi du học…
  • Chiếc lọ thứ ba: Giáo dục (chiếm khoảng 10%). Chiếc lọ này có thể dùng để đầu tư nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình như con cái, anh chị em…
  • Chiếc lọ thứ tư: được dùng cho đầu tư (10%) mục đích nhằm tự do tài chính cho bản thân và gia đình.
  • Chiếc lọ thứ năm: dùng cho nhu cầu hưởng thụ, vui chơi, giải trí (khoảng 10% thu nhập).
  • Chiếc lọ thứ sáu: Bạn có thể dành ra 5% số tiền mình kiếm được cho các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng.

Ngoài nguyên tắc 06 chiếc lọ trên, tuỳ vào tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân bạn cũng có thể linh hoạt hơn trong việc gán nhãn và phân bổ tỷ lệ thu nhập vào các lọ. Chẳng hạn như, bạn cũng có thể áp dụng theo nguyên tắc 50/30/20. Nghĩa là, số tiền dùng chi tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống chiếm 50% thu nhập, 30% tiếp theo cho những hoạt động khác như giáo dục, vui chơi, từ thiện… và 20% còn lại dùng cho tiết kiệm.

II. 06 nguyên tắc chi tiêu có thể giúp bạn nhiều tiền hơn

1. Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng

Hạn chế chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng.

Hạn chế chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng (Credit card) là một loại thẻ ngân hàng được cung cấp cho khách hàng với nguyên tắc “chi tiêu trước - trả tiền sau”. Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như được hoàn tiền; tích điểm thưởng để đổi ưu đãi, quà tặng; tích dặm bay…

Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó, nếu chưa biết cách sử dụng và kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái “chi quá tay”. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý chi tiêu không sử dụng tiền mặt, thanh toán dễ dàng, không cần phải trả tiền ngay đã khiến người tiêu dùng loại bỏ ngay cảm giác đắn đo trước mỗi khoản chi tiêu. Hơn nữa, khi không trả nợ đúng hạn để vượt mức nợ miễn lãi, người sử dụng thẻ có thể bị tính lãi suất lên đến 17 - 40%/năm cho khoản nợ.

Do đó, khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên hạn nên cân nhắc mức chi tiêu của bản thân, tránh tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Tốt nhất, hãy nên cẩn thận khi sử dụng khoản tiền không phải là của mình này nhé!

2. Cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết

Lên danh sách các món đồ cần mua là cách hiệu quả giúp bạn tránh phải mua những món đồ không cần thiết. Nếu chưa có thói quen này, bạn hãy bắt đầu từ việc lập danh sách những món cần mua trong siêu thị, chợ. Sau đó, lập danh sách những món cần mua trong ngày, tháng, năm… để biết bản thân và gia đình nên mua những vật dụng, món đồ nào thực sự hữu ích.

Lập kế hoạch cho những thứ cần mua là cách tiết kiệm tiền thông minh!

Lập kế hoạch cho những thứ cần mua là cách tiết kiệm tiền thông minh!

3. Thanh lý những món đồ không sử dụng

Một cách khác để vừa có thể chi tiêu mà lại tiết kiệm là bằng cách thanh lý. Một số món đồ cũ, không còn sử dụng được thay vì vứt bỏ, bạn có thể nghĩ đến việc bán nó cho những nơi thu mua đồ cũ. Khoản tiền này có thể được sử dụng để mua lại đồ mới hoặc chi mua sắm cho những món khác trong gia đình.

4. Kiếm thêm nhiều hơn để được tiết kiệm nhiều hơn

Ngoài việc chi tiêu tiết kiệm hợp lý bằng cách cắt giảm một số khoản không cần thiết hoặc chưa cần ngay, bạn còn có thể vẫn giữ được mức sống như cũ mà vẫn có thêm tiền tiết kiệm. Hãy thử nghĩ đến việc tận dụng thời gian rảnh rỗi của bản thân để kiếm thêm việc làm hoặc đầu tư tài chính để tăng thu nhập thụ động.

5. Biết cách tái sử dụng

Hãy thử nghĩ cách thay đổi công năng sử dụng của một số món đồ không còn dùng được trong nhà. Tái sử dụng vừa là một cách bảo vệ môi trường vừa là cách giúp bạn giảm bớt các khoản chi, từ đó tiết kiệm được nhiều hơn.

6. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mại từ sàn thương mại điện tử

Ngày nay, với các chiến dịch quảng cáo thu hút và nhiều ưu đã hấp dẫn từ các sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng thường bị “mê hoặc” vào các chương trình này. Với những khuyến mãi dày đặc như vậy, bạn sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” mua những món đồ chưa thực sự cần nhưng vì nó rẻ hoặc giảm giá nhiều. Chính vì vậy, hãy cân nhắc kỹ mình có dùng món đồ đó không trước khi cho vào giỏ hàng và thanh toán nhé.

Tạm kết

Chi tiêu tiết kiệm là điều mà nhiều người thường tìm kiếm để có thể thêm khoản để dành cho những dự định lớn hơn trong tương lai. Hy vọng với những thông tin mà Papaya chia sẻ đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức để quản lý chi tiêu cho bản thân và gia đình mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan