Quay lạiQuay lại

Chạy nhảy có làm sảy thai không và 4 điều quan trọng cần biết

5/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Lợi ích của việc tập luyện khi mang thai
2. Thói quen chạy nhảy có làm sảy thai không?
3. Mẹo giúp mẹ bầu chạy bộ an toàn hơn
4. Các yếu tố có nguy cơ gây sảy thai
4.1 Yếu tố nguy cơ từ người mẹ
4.2 Các yếu tố xuất phát từ thai nhi

Tập luyện thể thao là hoạt động được khuyến khích trong thai kỳ để mẹ bầu và em bé khoẻ mạnh. Bên cạnh đó chạy bộ là hoạt động thể dục an toàn ngoại trừ trường hợp không nên chạy nhảy quá mạnh. Bài viết này Papaya sẽ cùng bạn tìm hiểu việc chạy nhảy có làm sảy thai không và các lưu ý khi tập luyện để phù hợp với mẹ bầu nhé!

Tập luyện thể thao được khuyến khích trong thai kỳ để mẹ bầu và em bé khoẻ mạnh - Nguồn ảnh gốc: Canva

Tập luyện thể thao được khuyến khích trong thai kỳ để mẹ bầu và em bé khoẻ mạnh - Nguồn ảnh gốc: Canva

1. Lợi ích của việc tập luyện khi mang thai

Sự vận động thường xuyên sẽ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa giúp mẹ và bé đều không bị tăng cân quá mức.

Khi vận động nhẹ nhàng như đi bộ giúp máu lưu thông tốt toàn cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Bên cạnh đó cơ bụng cũng được hoạt động giúp mẹ bầu dễ sinh em bé hơn. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng việc vận động chạy nhảy có làm sảy thai không mà không tập luyện gì cả.

Ngoài ra việc tập luyện phù hợp còn giúp mẹ bầu giảm tỷ lệ bị trầm cảm. Luyện tập thể thao giúp thai phụ giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa trầm cảm sau khi sinh. Đại học Y học thể thao Hoa Kỳ năm 2020 có nghiên cứu cho rằng có đến 67% phụ nữ tập luyện thể thao khi đang mang bầu không bị trầm cảm sau khi sinh.

Việc tập thể dục và vận động thể chất giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn. Đồng thời chúng sẽ giúp giải phóng tất cả các năng lượng dư thừa để mẹ bầu có những giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó sự vận động nhẹ thường xuyên cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như sưng tấy, đau lưng, đầy hơi, táo bón,...

2. Thói quen chạy nhảy có làm sảy thai không?

Các hoạt động vận động nhẹ hay chạy bộ đều đem đến lợi ích tuyệt vời cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên có một số trường hợp bác sĩ yêu cầu thai phụ hạn chế vận động. Vì vậy có rất nhiều người thắc mắc việc chạy nhảy có làm sảy thai không? Câu trả lời cho vấn đề này là không có bằng chứng nào hoặc nghiên cứu nào cho thấy chạy nhảy hay tập thể dục trong thai kỳ có thể gây sảy thai. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn nên thận trọng khi lựa chọn các bộ môn tập luyện. Tốt nhất là không nên chạy nhanh hoặc chạy quá lâu khi đang mang thai.

Đặc biệt đối với các trường hợp mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai,... hoặc các vấn đề khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi chơi bất kỳ môn thể thao nào trong giai đoạn thai kỳ.

Như vậy tập luyện là phương pháp thư giãn, chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên những động tác mạnh như chạy nhảy có thể là yếu tố gây nguy hiểm cho thai nhi. Nguy cơ sảy thai còn do tình trạng cơ địa mỗi người. Mặc dù vậy mẹ nên có những bài tập luyện nhẹ nhàng, không nên chạy nhảy mạnh.

Tập luyện là phương pháp thư giãn, chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho mẹ bầu - <i>Nguồn ảnh gốc: Canva</i>

Tập luyện là phương pháp thư giãn, chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho mẹ bầu - Nguồn ảnh gốc: Canva

3. Mẹo giúp mẹ bầu chạy bộ an toàn hơn

Mẹ bầu không cần quá lo lắng việc chạy bộ hoặc thói quen chạy nhảy có làm sảy thai không mà điều quan trọng là cần chú ý để hạn chế chấn thương và khó chịu khi vận động chạy bộ. Một số mẹo mẹ bầu có thể áp dụng để khi chạy bộ hay tập luyện sẽ an toàn và dễ dàng hơn:

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu: Đây là cách cải thiện và hạn chế nảy bụng khi bạn chạy bộ. Càng về cuối thai kỳ phần bụng càng lớn và nặng nề gây áp lực cho cơ thể người mẹ. Vật dụng này giúp mẹ thoải mái hơn.
  • Mặc áo ngực nâng đỡ vòng 1 tốt để hạn chế đau ngực khi chạy bộ. Mẹ nên chọn áo ngực thể thao phù hợp và nâng đỡ tốt để có thể thoải mái nhất khi vận động.
  • Đầu tư một đôi giày chất lượng tốt giúp đôi chân của mẹ bầu được vững vàng và ổn định hơn. Cơ thể trong thai kỳ có nhiều thay đổi nên thai phụ thường dễ mất thăng bằng khi đi hoặc chạy bộ. Ngoài ra một đôi giày tốt phù hợp sẽ hỗ trợ mắt cá nhân và giảm áp lực cho đầu gối.
  • Bên cạnh đó mẹ bầu nên có thói quen uống đủ nước để tránh mệt mỏi khi mang thai. Đặc biệt mẹ bầu không nên chạy quá nhanh hoặc quá lâu và nhớ khởi động nhẹ nhàng trước khi chạy bộ nhé.
Mẹ bầu cần chú ý để hạn chế chấn thương và khó chịu khi vận động chạy bộ - <i>Nguồn ảnh gốc: Canva</i>

Mẹ bầu cần chú ý để hạn chế chấn thương và khó chịu khi vận động chạy bộ - Nguồn ảnh gốc: Canva

4. Các yếu tố có nguy cơ gây sảy thai

4.1 Yếu tố nguy cơ từ người mẹ

Ngoài việc quan tâm vận động mạnh, chạy nhảy có làm sảy thai không thì mẹ bầu cũng cần lưu tâm đến các yếu tố khác để bảo vệ bản thân và em bé của mình. Một số yếu tố nguy cơ gây sảy thai như:

- Yếu tố nội tiết của người mẹ.

- Tử cung của thai phụ bất thường.

- Môi trường sinh sống, làm việc bị nhiễm độc chì, thuỷ ngân,...

- Mẹ bầu có thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu, uống quá nhiều cafe làm tăng nguy cơ sảy thai.

- Có chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng bụng của mẹ bầu, hoặc chấn thương tâm lý, xúc động quá mức cũng có thể gây sảy thai.

- Mẹ bầu bị tiểu đường: Nguy cơ sảy thai còn phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết trong khi mang thai. Những thai phụ bị tiểu đường type 2 có nguy cơ cao.

- Bên cạnh đó dinh dưỡng cung cấp không đầy đủ, mẹ bầu nôn mửa nhiều dẫn đến sụt cân nhanh cũng có thể làm sảy thai. Tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu tâm. 

- Ngoài ra các vấn đề viêm nhiễm cơ quan sinh dục, nhiễm khuẩn toàn thân như cúm, viêm phổi, sốt rét,... cũng là nguyên nhân gây sảy thai nhưng không cao.

- Đặc biệt hở eo tử cung thường gây sảy thai lần đầu muộn, là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp.

4.2 Các yếu tố xuất phát từ thai nhi

Đây là các yếu tố gây sảy thai tự nhiên do sự phát triển không bình thường của phôi, hợp tử, thai và nhau. Các yếu tố gây nên sự phát triển không bình thường bao gồm: 

- Bất thường NST thường gây sảy thai sớm. Có đến 95% do lỗi tổ hợp gen của mẹ và 5% là do người bố.

- Trường hợp NST bình thường hay sảy thai muộn, khoảng tuần thứ 13, và hay gặp ở mẹ bầu trên 35 tuổi. 

Thắc mắc chạy nhảy có làm sảy thai không đã được Papaya giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ mẹ bầu cho giai đoạn thai kỳ được an toàn hơn. Theo dõi website của Papaya hàng ngày để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan