Quay lạiQuay lại

Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ khi nào cần đến bệnh viện?

27/1/2023

Share

Nội dung chính

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là gì?
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ
Phát ban trên da
Loét miệng
Biểu hiện toàn thân
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tự khỏi không? Khi nào cần đến bệnh viện?
Độ 1
Độ 2, độ 3, độ 4
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Sử dụng thuốc điều trị đúng cách
Thực hiện cách lý đúng cách
Thực hiện giữ vệ sinh cho trẻ bị bệnh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh nhiễm trùng có thể gặp quanh năm nhưng tăng cao vào những tháng mùa xuân, mùa đông. Ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. 

Tuy nhiên, nếu bệnh lý chuyển biến nặng, nguy cơ gặp phải biến chứng nặng về não, tim mạch là rất cao ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bệnh lý của trẻ để có thể xử lý kịp thời. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là do các virus lây truyền qua đường ruột gây ra với tác nhân phổ biến là Coxackie virus nhóm A và Enterovirus 71. 

Virus sẽ xâm nhập vào máu thông qua đường hô hấp hoặc khoang miệng và lây lan qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính chủ yếu đến từ nước bọt, phân của trẻ nhiễm bệnh. Sau khi vào trong cơ thể người bệnh, virus sẽ nhân lên trong các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa ở vùng hầu họng. 

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi (Nguồn: Canva)

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi (Nguồn: Canva)

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

Phát hiện sớm các triệu chứng chân tay miệng ở trẻ là yếu tố quan trọng, quyết định đến quá trình điều trị cũng như hồi phục nhanh hay chậm. Bệnh thường khởi phát trong vòng 1 - 2 ngày và kéo dài từ 3 - 10 ngày trong giai đoạn toàn phát. Theo đó, phụ huynh cần theo dõi trẻ và phát hiện sớm những biểu hiện tay chân miệng như sau:

Phát ban trên da

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh tay chân miệng ở trẻ chính là các tổn thương hồng ban xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối (có thể ở dạng phỏng nước)i. Những trường hợp nặng có thể xuất hiện tại các khu vực khác như mông, cơ quan sinh dục. 

Phụ huynh cần phân biệt vết hồng ban do tay chân miệng với một số bệnh lý về da như thủy đậu, zona, herpes. Cụ thể, đặc điểm của tình trạng sang thương da do tay chân miệng như sau:

  • Đường kính hồng ban từ 2 - 100mm.
  • Mụn có màu đỏ, sần, hình bầu dục. 
  • Dịch bên trong có màu hơi đục.
  • Khi bóng nước lành sẽ không để lại sẹo.
  • Không gân cảm giác đau hay ngứa.

Loét miệng

Đồng thời cùng với các vết phát ban trên da thì trẻ bị tay chân miệng còn xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước trong miệng ở vùng niêm mạc, lưỡi, lợi. Các vết loét này có kích thước khoảng 2 - 3mm, gây đau, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc vô cơ, tăng tiết nước bọt. 

Vết loét miệng ở trẻ bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

Vết loét miệng ở trẻ bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

Biểu hiện toàn thân

Khi trẻ bị tay chân miệng, cơ thể còn xuất hiện những triệu chứng không đặc trưng khác, mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng và sức đề kháng. Các dấu hiệu thường gặp như sốt, buồn nôn, nôn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tự khỏi không? Khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nếu trẻ bị ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển nặng với những biến chứng nguy hiểm không lường trước. 

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, phụ huynh có thể chẩn đoán xác định bước đầu trẻ đang ở cấp độ nào, từ đó có những cách xử lý tương ứng như sau:

Độ 1

Mức độ 1, bệnh nhân chỉ xuất hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng nhẹ với các vết loét miệng, có thể hoặc không bị tổn thương da, phát ban. Ở cấp độ này, phụ huynh có thể cho trẻ điều trị ngoại trú, kết hợp theo dõi tại cơ sở y tế gần nhà. 

Độ 2, độ 3, độ 4

Từ cấp độ 2, 3, 4 bệnh tay chân miệng ở trẻ đã xuất hiện thêm các dấu hiệu nặng và cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Lúc này, nguy cơ biến chứng xảy ra rất cao, trẻ cần được theo dõi sát sao để cấp cứu kịp thời. Cụ thể, những dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện lập tức gồm có:

  • Giật mình khoảng 2 lần/30 phút.
  • Sốt trên 39 độ 2 ngày liên tục.
  • Người mệt mỏi, khó ngủ, nôn nhiều, quấy khóc vô cớ. 
  • Mạch nhanh trên 150 lần/phút.
  • Yếu chi, run chi, run người, ngồi không vững,...

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị chân tay miệng ở trẻ em đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh. Do đó khi trẻ bị nhiễm bệnh, phụ huynh không được chủ quan mà cần cho bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ bị tay chân miệng nhẹ ở cấp độ 1 sẽ được hướng dẫn chăm sóc và điều trị ngoại trú. Trong trường hợp này, phụ huynh cần thực hiện đúng những hướng dẫn dưới đây:

Theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bé (Nguồn: Canva)

Theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bé (Nguồn: Canva)

Sử dụng thuốc điều trị đúng cách

Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cần tuân thủ theo nguyên tắc theo dõi sát sao, thuyên giảm triệu chứng và điều trị biến chứng. Phụ huynh cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để nâng cao thể trạng. Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho trẻ trong giai đoạn này. Trường hợp trẻ còn bú mẹ cần tích cực cho trẻ bú nhiều hơn. 

Thực hiện cách lý đúng cách

Khi đã xác định được trẻ bị bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần thực hiện cách lý trẻ để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác trong cùng môi trường. Nếu trẻ đang đi học, cần phải cho trẻ nghỉ ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát, vì sau khi khỏi trẻ vẫn có thể lây bệnh.

Trong gia đình, nên tách biệt trẻ nhiễm bệnh với những trẻ khác, khuyến khích không nên chơi chung trong thời gian trẻ còn đang mắc bệnh. Người lớn khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ cần mang khẩu trang y tế và rửa tay sạch sau đó để hạn chế sự lây lan.

Thực hiện giữ vệ sinh cho trẻ bị bệnh

Đối với bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ xuất hiện những vết phát ban, phỏng nước trên cơ thể. Tuy không gây đau rát, ngứa ngáy cũng như không để lại sẹo khi lành nhưng cần vệ sinh đúng cách để không gây bội nhiễm vi khuẩn. Vậy nên, phụ huynh cần chú ý những điều sau khi vệ sinh cho trẻ:

  • Thường xuyên lau rửa cho trẻ bằng xà phòng.
  • Sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng tại những vùng có vết mụn, tránh chà xát mạnh khiến nốt phỏng nước bị vỡ, xây xước.
  • Giặt quần áo, tã lót của trẻ riêng bằng cách ngâm với dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc qua nước sôi, sau đó giặt lại bằng xà phòng và nước sạch.
  • Vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, bát, đũa, ly uống nước, đồ chơi,... nên luộc sôi và sử dụng riêng biệt. 
  • Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, hạn chế sự lây lan vi khuẩn gây bệnh cho trẻ khỏe mạnh.

Chân tay miệng ở trẻ sẽ không đáng lo ngại nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu chuyển nặng từ cấp độ 2 trở lên, phụ huynh cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện. Hy vọng với những thông tin Papaya mang đến trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này và biết cách xử lý đúng khi trẻ bị tay chân miệng.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan