Nội dung chính
Quai bị là một trong những bệnh nhiễm trùng do virus trong tuyến nước bọt gây nên. Bệnh lý rất dễ lây và thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy đâu là cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất và hiệu quả nhất? Cách phòng tránh quai bị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này!
Quai bị là một trong những bệnh nhiễm trùng do virus trong tuyến nước bọt - Nguồn ảnh: Canva
I. Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là hiện tượng truyền nhiễm do một virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Đây là bệnh lý về đường hô hấp, có thể lây qua khi tiếp xúc với nước bọt hoặc qua đường hô hấp của người mắc bệnh. Thông thường sẽ lây bệnh qua hắt hơi hoặc ho.
Hiện nay đã có vắc xin MMR để bảo vệ và phòng chống bệnh sởi, quai bị , rubella và được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu sống và làm việc trong những môi trường phải tiếp xúc với nhiều người thì bạn vẫn có thể bị mắc quai bị mặc dù đã tiêm vắc xin.
II. Những triệu chứng của quai bị
Trước khi biết cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất, bạn cần lưu tâm tới những dấu hiệu của bệnh quai bị để có một phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn. Quai bị thường ủ bệnh trong 3 tuần lễ, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt đột ngột, có thể lên tới 38 độ. Tiếp theo đó sẽ kèm cảm giác mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Sau vài ngày thì tuyến nước bọt của bạn sẽ bị sưng to.
Một số biểu hiện phổ biến của bệnh quai bị dễ nhận biết như:
- Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và khô miệng.
- Buồn nôn, sốt cao đột ngột và cơ thể toàn thân đau nhức.
- Má và hàm bị sưng lên. Tuy nhiên, chỉ sưng 1 bên và sau vài ngày tuyến nước bọt còn lại sẽ bị sưng lên, 2 bên sưng sẽ không cân nhau (1 bên to, 1 bên nhỏ).
- Một số trường hợp người bệnh bị biến dạng cả khuôn mặt, khó nhai nuốt do tuyến nước bọt sưng quá to. Bên cạnh đó, da ở vùng nước bọt bị sưng, căng bóng và khi chạm vào sẽ cảm thấy đau, nóng.
Về cơ bản, triệu chứng bệnh quai bị ở người lớn và trẻ nhỏ khá giống nhau. Và để biết được cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất hay không còn phụ thuộc vào mức độ biểu hiện triệu chứng. Một số trường hợp không gặp bất kỳ biểu hiện nào hoặc rất nhẹ khi bị nhiễm.
Quai bị khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ - Nguồn ảnh: Canva
III. Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất
Hiện nay chưa có bất kỳ một loại thuốc đặc trị cho virus gây nên bệnh quai bị. Vì vậy cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất là lưu tâm tới phương pháp điều trị cẩn thận ở nhà cũng như tại cơ sở y tế.
Bệnh quai bị rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh bạch hầu hay viêm hạch cổ do vi trùng. Tuy nhiên, quai bị là một bệnh lành tính nên bạn có thể điều trị tại nhà và phải tuyệt đối chú ý theo dõi sức khoẻ để phát hiện kịp thời.
1. Lưu ý khi điều trị tại nhà
- Dùng thuốc kháng sinh phải có sự đồng ý từ bác sĩ.
- Uống đủ nước (2 lít mỗi ngày) để giữ đủ nước cho cơ thể.
- Chườm ấm để tuyến nước bọt giảm bớt sưng trên mặt.
- Khi mắc bệnh, nên ăn các thực phẩm mềm và uống thuốc hạ sốt giảm đau bằng Paracetamol.
- Đi đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện như đau đầu, đau bụng, buồn nôn nhiều.
- Tránh vận động và làm việc nặng để giảm những biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng hoặc viêm màng não.
- Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp dân gian như dùng mực tàu, đắp lá cây vùng bị sưng, lọ nồi,... Nếu bạn làm điều này có thể khiến cho da bị nóng, phỏng hoặc nặng hơn là vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây nên hiện tượng viêm nhiễm.
- Bệnh nhân không may bị quai bị cần được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Tránh đi ra ngoài để không lây bệnh từ người này sang người khác. Thông thường, quai bị sẽ tự khỏi khoảng từ 5 đến 7 ngày và không để lại biến chứng. Sau 10 ngày thì vùng tai sẽ giảm sưng và dần dần hồi phục hoàn toàn.
2. Mẹo để giảm bệnh quai bị ở trẻ em
Ngoài những lưu ý khi điều trị quai bị ở nhà, bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để giảm bệnh quai bị cho trẻ nhỏ:
- Đắp mật ong vào dùng bị sưng: Bạn tán 50 đến 70 hạt đậu đỏ và trộn đều với mật ong để tạo thành dạng đặc sệt. Sau đó, đắp lên chỗ bị sưng 1 ngày 1 lần. Lưu ý: mẹo này chỉ áp dụng cho trẻ em trên 1 tuổi.
- Hạt gấc: Hạt gấc chứa rất nhiều phytochemical có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hoá. Bạn đốt 4 - 5 hạt gấc thành than, sau đó trộn đều với 5ml giấm thanh và 6 - 10g tinh cối đá. Bôi hỗn hợp này lên chỗ sưng của trẻ.
- Gừng: Gừng chứa nhiều gingerol có tác dụng giảm đau và chống oxy hoá. Bạn trộn 1 thìa canh bột gừng với nước, khuấy đều tạo thành hỗn hợp sệt vừa phải. Sau đó đắp lên khu vực bị sưng của trẻ. Gia đình có thể quấn lại bằng vải sạch hoặc gạc để bã gừng không bị rơi.
IV. Phương pháp phòng ngừa quai bị
Ngoài những lưu ý khi thực hiện cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất tại nhà, tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng chống bệnh quai bị. Theo nghiên cứu, trẻ em đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin MMR có khả năng phòng chống bệnh quai bị tới 95%.
Tiêm vắc xin MMR là cách hiệu quả để phòng chống bệnh quai bị - Nguồn ảnh: Canva
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo thói quen cho chính bản thân và tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thêm vào đó, rửa tay hàng ngày bằng xà phòng để diệt khuẩn, che miệng khi hắt hơi và không dùng chung đồ cá nhân với người khác.
Khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh quai bị, bạn nên đến cơ sở y tế ngày để được thăm khám. Đồng thời tìm ra hướng điều trị phù hợp và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm qua người khác. Tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng không đáng có.
Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn và gia đình có thêm nhiều kiến về quai bị cũng như cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất. Tiêm vắc xin MMR là phương pháp phòng chống bệnh quai bị hiệu quả và an toàn nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn và gia đình điều trị ở nhà thì nên chú ý và cẩn trọng theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân và trẻ nhỏ nhé!