Nội dung chính
Bệnh hiểm nghèo luôn là một nỗi kinh hoàng đối với những ai đang mắc phải. Mức độ nghiêm trọng, khả năng điều trị khỏi của bệnh hiểm nghèo và tài chính là những điều khiến cho người bệnh và gia đình không khỏi băn khoăn. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Papaya tìm hiểu về bệnh hiểm nghèo và giải pháp đối diện với khó khăn khi có người thân mắc bệnh hiểm nghèo nhé.
Bệnh hiểm nghèo là gì? Danh mục bệnh hiểm nghèo.
I. Bệnh hiểm nghèo là gì?
Bệnh hiểm nghèo là những căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương pháp chữa trị như ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đa kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, hiễn HIV chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc bệnh khác được xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ y tế (Khoản 4 điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ - CP).
Chính vì vậy, khi được xác định mắc bệnh hiểm nghèo là một trong những nỗi kinh hoàng đối với bản thân và gia đình người bị bệnh vì sự dự báo cho tình trạng sức khỏe kém của bản thân. Đồng thời, việc chữa trị cho bệnh nhân bệnh hiểm nghèo cũng đòi hòi nhiều nỗ lực từ phía bác sĩ, vật tư y tế, thuốc hóa chất cao cấp, liệu trình kéo dài và khả năng thành công khó có thể dự báo trước được. Chưa kể đến nỗi lo chi phí để trang trải là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở quá trình điều trị bệnh.
II. Một số bệnh hiểm nghèo thường gặp
Một số bệnh hiểm nghèo thường gặp
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật quy định thống nhất về danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo.
Do vậy, từ cuối năm 2022 Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo để các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân. Danh sách này gồm 130 bệnh như:
1. Ung thư
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu
3. Phẫu thuật động mạch vành
4. Phẫu thuật thay van tim
5. Phẫu thuật động mạch chủ
6. Đột quỵ
7. Hôn mê
8. Bệnh xơ cứng rải rác
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
10. Bệnh Parkinson
11. Viêm màng não do vi khuẩn
12. Viêm não nặng
13. U não lành tính
14. Loạn dưỡng cơ
15. Bại hành tủy tiến triển
16. Teo cơ tiến triển
17. Viêm đa khớp dạng thấp
18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
19. Thiếu máu bất sản
20. Liệt hai chi
21. Mù hai mắt
22. Mất hai chi
23. Mất thính lực
24. Mất khả năng phát âm
25. Suy thận
26. Bệnh nang tủy thận
27. Viêm tụy mạn tính tái phát
28. Suy gan
29. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận)
30. Bệnh lao phổi tiến triển
31. Bỏng nặng
32. Bệnh cơ tim
33. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
34. Tăng áp lực động mạch phổi
35. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
36. Chấn thương sọ não nặng
37. Nhiễm HIV do nghề nghiệp
38. Bại liệt
39. Sỏi đường mật có biến chứng shock nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc
40. Viêm tụy cấp nặng
41. Chấn thương gan nặng (độ IV trở lên)
42. Chấn thương tụy nặng (độ III trở lên)
43. Bệnh Crohn
44. Bệnh Hirschsprung
45. Lao ruột
46. Suy tim độ III, IV
…
III. Những lưu ý khi chăm sóc người thân mắc bệnh hiểm nghèo
Chăm sóc người thâm mắc bệnh hiểm nghèo.
Đón nhận tin người thân mắc bệnh hiểm nghèo là điều không hề dễ dàng, nhưng cách hữu ích nhất là giúp họ tìm được cách chữa trị hợp lý. Dưới đây là hướng dẫn giúp người nhà và bệnh nhân bình tĩnh hơn khi cùng nhau vượt qua căn bệnh:
1. Nên lựa chọn cơ sở uy tín khi điều khị bệnh
Dân gian có câu “có bệnh thì vái tứ phương” nghĩa là có bệnh thì tìm thấy thuốc khắp nơi cốt chữa trị cho khỏi.
Nhưng thực tế, việc làm này không chỉ mất thời gian, công sức, tiền bạc mà còn làm cho bệnh nhân mệt mỏi, mất niềm tin vào quá trình chữa trị. Thay vì đi khắp nơi để tìm thầy bắt đúng bệnh, uống nhiều loại thuốc dễ sinh nhiều biến chứng nặng hơn. Người nhà nên tìm đến một bệnh viện chuyên môn, có uy tín để điều trị dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
2. Dinh dưỡng cho người bệnh
Chăm sóc dinh dưỡng cho người mắc bệnh hiểm nghèo cũng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng, khoa học, hợp lý dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn theo nguyên tắc: phù hợp thể trạng người bệnh và yếu tố đặc thù của bệnh là những gì bạn nên làm.
Chẳng hạn, đối với người mắc bệnh đái tháo đường việc ổn định đường huyết là vô cùng quan trọng, nên chế độ ăn của họ thường nên đa dạng nhưng cũng cần tránh một số món ăn chứa chứa đường, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn…
3. Chăm sóc về mặt tâm lý
Tạo động lức, lan tỏa trạng thái tích cực cho bệnh nhân để họ lạc quan trong quá trình điều trị bệnh cũng là một phương pháp giúp chữa lành, giúp họ thêm niềm tin chiến thắng bệnh tật.
4. Đừng nên để tài chính làm gánh nặng
Tài chính luôn là một trong những vấn đề mà người bệnh và người nhà bệnh nhân thường xuyên nghĩ đến. Vì so với những căn bệnh thông thường khác, để điều trị bệnh hiểm nghèo cần phải tốn kém một khoản chi phí không hề nhỏ.
Đừng để bản thân trở nên bị động trước những rủi ro có thể xảy ra, với giải pháp bảo hiểm bệnh hiểm nghèo mang đến nhiều cơ hội hơn cho người tham gia được chăm sóc, chữa trị tại bệnh viện tốt và hơn hết giảm mối lo tài chính cho bản thân hoặc những người thân yêu.
→ Xem thêm: Lợi ích bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cao cấp toàn diện
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ từ Papaya về bệnh hiểm nghèo, những căn bệnh hiểm nghèo thường gặp cũng như bí quyết chăm sóc người thân mắc bệnh hiểm nghèo. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã có thể “bỏ túi” cho bản thân những điều có giá trị.