Quay lạiQuay lại

Bảo vệ con trẻ khỏi bắt nạt học đường

28/2/2023

Share

Nội dung chính

1. Bắt nạt học đường là gì?
2. Các loại bắt nạt học đường thường gặp hiện nay
2.1. Bắt nạt về thể chất
2.2. Bắt nạt bằng tinh thần
2.3. Tấn công tình dục
2.4. Bắt nạt trên mạng xã hội
2.5. Bắt nạt về định kiến, kỳ thị, cô lập
2.6. Bắt nạt tống tiền, trấn lột
3. Làm thế nào để con không bị bạo lực học đường?
3.1. Tâm sự cùng con mỗi ngày
3.2. Chú ý quan sát dấu hiệu của con
3.3. Liên lạc với phía nhà trường
3.4. Đưa ra giải pháp giúp con vượt qua bạo lực
4. Làm thế nào nếu con là người gây ra bạo lực học đường?
4.1. Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc
4.2. Hướng dẫn con cách chơi cùng bạn
4.3. Khuyến khích trẻ hỗ trợ người xung quanh
4.4. Can thiệp bác sĩ tâm lý nếu cần thiết

Bắt nạt học đường là một trong những vấn đề nhức nhối được thầy cô và các bậc phụ huynh quan tâm. Bắt nạt học đường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của học sinh. Cùng tìm hiểu các loại hình bạo lực học đường và cách phòng tránh, giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về các hình thức bắt nạt học đường và cách khắc phục

Tìm hiểu về các hình thức bắt nạt học đường và cách khắc phục

1. Bắt nạt học đường là gì?

Bắt nạt học đường là hành vi dùng sức mạnh hay lời nói gây ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tinh thần của người khác. Những học sinh có thể trạng yếu, vẻ ngoài khác biệt, khiếm khuyết cơ thể hay gia đình hoàn cảnh thường là đối tượng dễ bị bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là vấn nạn hiện nay gây chấn thương cơ thể, ảnh hưởng tâm lý và nặng hơn có thể gây trầm cảm dẫn đến tự sát. Những học sinh bị ám ảnh tâm lý do bạo lực thời học sinh có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ về sau.

Bắt nạt học đường là gì?

Bắt nạt học đường là gì?

2. Các loại bắt nạt học đường thường gặp hiện nay

Có nhiều loại hình bắt nạt học đường hiện nay. Trong đó, những hình thức bạo lực phổ biến phải kể đến như sau:

2.1. Bắt nạt về thể chất

Những hành vi làm đau cơ thể người khác như đánh đấm, sử dụng vật dụng tác động vào người, chiếm đoạt tài sản thuộc loại hình bắt nạt về thể chất. Các hành vi này gây đau đớn về thể xác và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bị bắt nạt.

2.2. Bắt nạt bằng tinh thần

Các hành vi bắt nạt tinh thần phổ biến như bắt làm bài tập hộ, mua đồ ăn, tung tin đồn.. Đây là những hành vi mặc dù không gây đau đớn về thể xác nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người bị bắt nạt.

2.3. Tấn công tình dục

Tấn công tình dục đa số gặp ở các nữ sinh. Những kẻ bắt nạt có hành vi đụng chạm cơ thể hay tấn công tình dục bằng lời nói ảnh hưởng đến cơ thể, tinh thần của nạn nhân. Ngoài ra, kiểu tấn công tình dục qua mạng xã hội như bắt ép nạn nhân gửi ảnh nhạy cảm cho người khác sau đó đe dọa, tống tiền cũng là hình thức phổ biến hiện nay gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

2.4. Bắt nạt trên mạng xã hội

Mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro về bắt nạt học đường. Những lời bình luận khiếm nhã trên mạng xã hội lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của nạn nhân. Nếu tình trạng này kéo dài, nạn nhân khả năng cao có thể bị trầm cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tính mạng.

2.5. Bắt nạt về định kiến, kỳ thị, cô lập

Nạn nhân bị một nhóm học sinh hay một tập thể kêu gọi tẩy chay, kỳ thị vì những khác biệt với tập thể là hình thức bắt nạt phổ biến hiện nay. Những sự khác biệt về màu da, xu hướng tình dục hay gia cảnh là điều khiến nạn nhân trở thành đối tượng bị cô lập dẫn đến tâm lý ngại đến trường.

2.6. Bắt nạt tống tiền, trấn lột

Tống tiền và trấn lột là hành vi tiêu cực không còn xa lạ ở bất kỳ ngôi trường nào. Tình trạng này vẫn diễn ra âm ỉ và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần. Nạn nhân của hình thức bắt nạt này thường là những bạn thiếu tự tin, nhút nhát, cơ thể ốm yếu và học lực kém. Khi bị bắt nạt, trẻ thường sẽ luôn trong trạng thái lo âu và sợ sệt dẫn đến tình trạng sợ học, sợ đến trường.

Bắt nạt học đường có nhiều hình thức

Bắt nạt học đường có nhiều hình thức

3. Làm thế nào để con không bị bạo lực học đường?

Làm thế nào khi trẻ bị bắt nạt học đường là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số cách giúp bố mẹ phát hiện sớm dấu hiệu của trẻ và có cách hỗ trợ trẻ vượt qua khủng hoảng bạo lực học đường.

3.1. Tâm sự cùng con mỗi ngày

Tâm sự với trẻ mỗi ngày là cách tốt nhất giúp bố mẹ hiểu được những chuyện xảy ra ở trường, con hay chơi với ai và bạn bè trong lớp như thế nào. Bố mẹ có thể khéo léo hỏi trẻ về các đối tượng thường xuyên bắt nạt bạn bè và quan sát dấu hiệu của con.

3.2. Chú ý quan sát dấu hiệu của con

Bạo lực học đường có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Các dấu hiệu trẻ có thể đang bị bắt nạt như quần áo rách, đồ đạc bị mất, vết thương trên cơ thể hay trẻ sợ đến trường. Lúc này, bố mẹ cần quan sát thêm và hỏi han, tâm sự với trẻ để có câu trả lời chính xác nhất.

3.3. Liên lạc với phía nhà trường

Nếu tình trạng bắt nạt nghiêm trọng con không thể tự giải quyết, bố mẹ nên liên lạc với phía nhà trường để được nhận hỗ trợ. Trong trường hợp bắt nạt kéo dài, bố mẹ nên thu thập đầy đủ thông tin và bằng chứng của các đối tượng bắt nạt trẻ sau đó gửi đến nhà trường để xử lý kỷ luật.

3.4. Đưa ra giải pháp giúp con vượt qua bạo lực

Tùy theo từng tình huống bạo lực học đường mà bố mẹ có thể hướng dẫn, đưa ra giải pháp cụ thể giúp trẻ vượt qua tình trạng này. Việc đưa ra giải pháp cần có sự khéo léo và phù hợp với tình trạng của trẻ.

4. Làm thế nào nếu con là người gây ra bạo lực học đường?

Nếu con mình là người gây ra bắt nạt học đường, các bậc phụ huynh cần can thiệp sớm và đúng cách tránh những hệ luỵ về sau.

4.1. Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc

Con chưa biết cách kiểm soát cảm xúc tức giận chính là nguyên nhân khiến con thường xuyên bắt nạt bạn bè. Hãy hướng dẫn con nghĩ về những điều tốt đẹp khi tức giận và cách giải quyết cơn tức giận một cách nhẹ nhàng hơn.

4.2. Hướng dẫn con cách chơi cùng bạn

Trẻ thường xuyên bắt nạt bạn có thể nguyên nhân do trẻ chưa thực sự biết cách làm quen và chơi cùng bạn. Bố mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ chơi với nhiều bạn hơn và hỗ trợ trẻ cách tôn trọng, yêu quý và giúp đỡ bạn.

4.3. Khuyến khích trẻ hỗ trợ người xung quanh

Lòng tốt và sự tử tế cần được trau dồi ngay khi trẻ còn nhỏ. Một đứa trẻ được học về sự tử tế sẽ biết cách giúp đỡ người khác và đối xử ôn hoà với bạn bè. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích trẻ hỗ trợ người xung quanh để con dần hình thành thói quen tốt.

4.4. Can thiệp bác sĩ tâm lý nếu cần thiết

Hành vi bạo lực học đường có thể là một trong những dấu hiệu trẻ mắc phải chứng bệnh về tâm lý. Vì vậy, nếu khuyên nhủ và hỗ trợ không cải thiện bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý uy tín để được can thiệp đúng cách. Điều này là cách tốt nhất giúp trẻ ổn định tinh thần và hạn chế hành vi bạo lực.

Bài viết trên là những chia sẻ về các loại bắt nạt học đường và cách hạn chế tình trạng này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn chủ động hơn trong quá trình nuôi dạy con em mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan