Quay lạiQuay lại

Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào? Cách tính mới 2023

9/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
2. Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào?
3. Điều kiện cần có để hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
3.1. Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động
3.2. Đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ
3.3. Chưa có việc làm sau khi thất nghiệp
3.4. Nộp hồ sơ xin trợ cấp đúng thời hạn
4. Các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp
4.1. Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp trong bao lâu?
4.2. Có phần mềm tính bảo hiểm thất nghiệp không?
4.3. Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào và điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Tìm hiểu chung về bảo hiểm thất nghiệp 

Tìm hiểu chung về bảo hiểm thất nghiệp 

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là gói bảo hiểm nhằm bù đắp một phần nhỏ thu nhập của người lao động khi chẳng may mất việc làm. Đây là chi phí cần thiết giúp hỗ trợ người lao động tìm kiếm công việc mới và duy trì chi phí trong gia đình.

Tìm hiểu điều kiện và cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp là điều nên làm giúp người lao động chủ động hơn trong vấn đề đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho bản thân. Đây là quyền lợi mà người lao động sở hữu khi đóng đủ tháng BHXH cùng những điều kiện liên quan khác.

2. Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào được quy định theo Điều 50 của Luật Việc làm 2013 và Điều 8 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng sẽ bằng 60% mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm trong 6 tháng trước khi thất nghiệp.

Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ tính theo đúng số tháng đóng bảo hiểm. Thời gian đóng bảo hiểm 12 – 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Người lao động đóng thêm 12 tháng tiếp theo sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Số tháng trợ cấp thất nghiệp của người lao động không quá 12 tháng.

Ví dụ:

Bà A ký kết hợp đồng lao động với công ty và có đóng bảo hiểm liên tục trong 37 tháng. Mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề của tháng chấm dứt hợp đồng là 8 triệu đồng. Khi nghỉ việc, bà A sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng theo đúng quy định của luật Bảo hiểm. 

Số tiền nhận được mỗi tháng sẽ là 8.000.000 x 60% = 4.800.000đ/tháng. Vậy tổng bà A nhận được số tiền trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng là 14.400.000 đồng.

Tìm hiểu công thức và ví dụ tham khảo về cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Tìm hiểu công thức và ví dụ tham khảo về cách tính bảo hiểm thất nghiệp

3. Điều kiện cần có để hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

3.1. Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động chỉ nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp khi có giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hay nghỉ việc hưởng chế độ lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3.2. Đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ

Người lao động nhận được trợ cấp thất nghiệp khi đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội trở lên. Tuỳ theo thời gian đóng hợp đồng mà mức hưởng và số tháng nhận được trợ cấp bảo hiểm sẽ khác nhau.

3.3. Chưa có việc làm sau khi thất nghiệp

Hệ thống tính bảo hiểm thất nghiệp chỉ ghi nhận hồ sơ trong trường hợp người lao động khi chấm dứt hợp lao động với công ty cũ và chưa tìm được công việc mới. Một số trường hợp như nghỉ việc ra nước ngoài định cư, bị tạm giam, vào trại giáo dưỡng, thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3.4. Nộp hồ sơ xin trợ cấp đúng thời hạn

Theo quy định, người lao động cần nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng. Người lao động chưa có việc làm sau khi thất nghiệp cần nộp hồ sơ cho Trung tâm việc làm đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Trong tình huống bất khả kháng người lao động không tự nộp được hồ sơ có thể uỷ quyền cho người khác. Nếu quá thời hạn quy định người lao động vẫn chưa nộp hồ sơ, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác định là người đó không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

4. Các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài câu hỏi bảo hiểm thất nghiệp tính thế nào, người lao động còn thường băn khoăn đến những vấn đề sau đây.

4.1. Thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp trong bao lâu?

Thời gian hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo số tháng đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động đóng 12 tháng đến 36 tháng bảo hiểm sẽ nhận được 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ thêm 12 tháng đóng bảo hiểm sẽ nhận được thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng số tháng được hưởng trợ cấp sẽ không quá 12 tháng.

4.2. Có phần mềm tính bảo hiểm thất nghiệp không?

Người lao động có thể tra cứu và tính mức hưởng trợ cấp trên phần mềm tính bảo hiểm thất nghiệp VssID. Đây là ứng dụng trên điện thoại giúp người lao động dễ dàng tra cứu thời gian đóng bảo hiểm, mức hưởng bảo hiểm và trạng thái hồ sơ yêu cầu trợ cấp bảo hiểm theo nhu cầu.

4.3. Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp cần nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại trung tâm việc làm. Tùy theo nhu cầu nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu bạn có thể nộp hồ sơ cho trung tâm việc làm ở địa chỉ phù hợp.

Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giúp việc hoàn thành thủ tục bảo hiểm thất nghiệp đơn giản và dễ dàng hơn.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan