Quay lạiQuay lại

Bạn có biết 5 cách quản lý tài chính cá nhân phổ biến này?

1/10/2022

Share

Nội dung chính

5 công thức quản lý tài chính cá nhân dành riêng cho nhân viên văn phòng
1. Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật
Kakeibo là gì?
Kakeibo hiệu quả ra sao?
Áp dụng công thức quản lý tài chính cá nhân Kakeibo như thế nào?
2. Công thức quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là gì?
Phương pháp 50/30/20 hiệu quả ra sao?
Áp dụng công thức 50/30/20 như thế nào?
3. Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ là gì?
Phương pháp 6 cái lọ hiệu quả ra sao?
Áp dụng phương pháp 6 cái lọ như thế nào?
4. Công thức quản lý tài chính cá nhân dựa trên số 0
Quản lý tài chính dựa trên số 0 là gì?
Quản lý tài chính dựa trên số 0 hiệu quả ra sao?
Áp dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân dựa trên số 0 như thế nào?
5. Quản lý tài chính cá nhân với mẫu sẵn có của Notion
Notion là gì?
Quản lý tài chính bằng Notion hiệu quả ra sao?
Sử dụng Notion để quản lý tài chính như thế nào?

Bạn thường xuyên túng thiếu hoặc tạm gác lại nhiều dự định vì tài chính hạn chế? Áp dụng ngay 5 công thức quản lý tài chính cá nhân dưới đây để có cuộc sống thoải mái hơn nhé.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Tiền không làm nên tri thức, nhưng nó chi trả cho giáo dục. Tiền không mua được sức khoẻ, nhưng mua được thực phẩm tươi sạch và thuốc chữa bệnh. Tiền không mang đến niềm vui, nhưng có thể thanh toán tài khoản Netflix và Internet hằng tháng. Thế nên, cách tiêu tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của bạn. Khi dòng tiền được sử dụng có kế hoạch, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:

  • Tiêu dùng thoải mái trong phạm vi thu nhập kiếm được.
  • Không bao giờ chật vật hoặc phải vay nợ vào cuối tháng.
  • Luôn an tâm với một khoản tiết kiệm và dự phòng khẩn cấp.
  • Có tiền cho những dự định dài hạn: Mua nhà, lập gia đình, nghỉ hưu,…
  • Tăng thu nhập từ những khoản đầu tư cá nhân.

5 công thức quản lý tài chính cá nhân dành riêng cho nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng là đối tượng có sức khỏe tài chính luôn bị ảnh hưởng. Bởi vì công việc ổn định với thu nhập hằng tháng khiến vung tay quá trán, không kiểm soát được thu nhập và chi tiêu của mình.

Chính vì thế, nhân viên văn phòng ngày nay cũng cần biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn của mình sau này.

Đưa việc sử dụng tiền vào khuôn khổ không đồng nghĩa phải sống khổ cực. Bạn sẽ luôn tiêu dùng thoải mái, có dư và tái đầu tư trong phạm vi thu nhập với 5 công thức dưới đây.

1. Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật

Cách quản lý tài chính cá nhân của người Nhật – Kakeibo – được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này không giới hạn đối tượng áp dụng. Nhưng sẽ hiệu quả nhất cho những ai có thu nhập hằng tháng cố định và bằng tiền.

Kakeibo là gì?

Về cơ bản, nó là một quyển sổ giấy ghi nhận các khoản thu, chi và nợ trong gia đình. Cách quản lý tiền của người Nhật còn cho phép bạn hình dung bức tranh tài chính tổng thể:

  • Tiền của bạn có từ đâu và đã đi đâu.
  • Sự chênh lệch hoặc bất hợp lý trong việc sử dụng tiền.
  • Theo dõi và điều chỉnh kịp thời các khoản chi tiêu hằng tháng.
Kakeibo trong tiếng Nhật nghĩa là “sổ cái ghi chép tài chính trong gia đình

Kakeibo trong tiếng Nhật nghĩa là “sổ cái ghi chép tài chính trong gia đình

Kakeibo hiệu quả ra sao?

Theo Money Under 30, Kakeibo có thể giúp bạn tiết kiệm đến 35% chi phí hằng tháng. Hơn nữa, phương pháp này thật sự có lợi trong dài hạn so với các cách làm khác. Việc nhớ lại và ghi chép giúp bạn hình thành ý thức cân nhắc trước khi mua sắm.

Áp dụng công thức quản lý tài chính cá nhân Kakeibo như thế nào?

Chuẩn bị: Một quyển sổ kẻ sẵn bảng gồm 4 câu hỏi:

  • Tôi đang có bao nhiêu tiền?
  • Tôi muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Tôi sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Tôi sẽ làm gì để cải thiện (cho tháng sau)?
Những khoản chi chưa hợp lý, cũng như lý do tiền hết vèo nhanh chóng cũng sẽ được tiết lộ qua Kakeibo

Những khoản chi chưa hợp lý, cũng như lý do tiền hết vèo nhanh chóng cũng sẽ được tiết lộ qua Kakeibo

Tiến hành cách quản lý chi tiêu của người Nhật:

  • Đối với câu hỏi “Tôi đang có bao nhiêu tiền?”

Bạn ghi lại các khoản tiền hiện có và chi phí cố định như: Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước,… Lấy 2 con số trừ cho nhau để biết chính xác bạn còn bao nhiêu tiền chi tiêu trong tháng.

  • Đối với câu hỏi “Tôi muốn tiết kiệm bao nhiêu?”

Thông thường, số tiền tiết kiệm sẽ chiếm 5% – 10% tổng số tiền ở câu hỏi số 1. Tuy nhiên, bạn cần cam kết với bản thân không đụng tới số tiền này dù trường hợp nào.

  • Đối với câu hỏi “Tôi sẽ tiêu bao nhiêu tiền?”

Sau khi trừ khoản tiết kiệm, bạn có thể dùng số tiền còn lại cho 4 mục chính:

Sinh hoạt phí: Ăn uống/Thực phẩm, đi lại, cắt tóc, dầu gội, điện thoại,… Mua sắm: Quần áo, đồ gia dụng, mỹ phẩm,… Giải trí: Vé xem phim, đồ chơi cho con, sách,… Phí khác: Cưới hỏi, ma chay, sinh nhật, từ thiện,…

  • Đối với câu hỏi “Tôi sẽ làm gì để cải thiện?”

Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu tài chính trong tháng. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn, tiết kiệm 1 triệu học tiếng Trung, 2 triệu mua máy tính, 5 triệu quỹ mua nhà,… Khi cộng tất cả lại, bạn sẽ có con số cần phải tiết kiệm thêm trong tháng này. Sau đó, bạn liệt kê những cách để đạt được mục tiêu trên. Ví dụ, bạn có thể mang theo đồ ăn trưa, tự pha cà phê, hạn chế đặt đồ ăn vặt,… Vào cuối tháng, bạn cần tổng kết số tiền tiết kiệm thêm được thực tế so với dự định và rút kinh nghiệm cho tháng sau.

Kakeibo không chỉ quản lý tài chính tháng hiện tại, mà còn cải thiện liên tục cho các tháng tiếp theo

Kakeibo không chỉ quản lý tài chính tháng hiện tại, mà còn cải thiện liên tục cho các tháng tiếp theo

2. Công thức quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20

Công thức 50/30/20 có cấu trúc phân bổ đơn giản, phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là những ai có thu nhập không quá cao, không muốn phân tán dòng tiền quá nhỏ.

Phương pháp 50/30/20 là gì?

Phương pháp 50/30/20 dựa trên thực tế là chúng ta chi tiêu vượt rất xa nhu cầu thật sự. Bằng cách loại bỏ những khoản chi không cần thiết, phương pháp 50/30/20 sẽ giúp bạn điều chỉnh thói quen tài chính về quỹ đạo đúng. Bao gồm: 50% cho nhu cầu sống còn, 30% cho nhu cầu cá nhân và 20% tiết kiệm.

Phương pháp 50/30/20 hiệu quả ra sao?

Người Mỹ nổi tiếng là ý thức tiết kiệm rất kém. Do vậy, nợ ở quốc gia này cực kỳ cao. Cụ thể, tổng số nợ lên đến 14,3 nghìn tỷ đô trong năm 2020. Chỉ 7,6% dân số là có tiết kiệm cá nhân (Nguồn: Investopedia).

Vì vậy, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đưa ra công thức 50/30/20. Điều bất ngờ là nó nhanh chóng được hưởng ứng rộng rãi và in thành sách mang tên “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan”. Và như cam kết đầu mục, bạn sẽ sống tốt chỉ với 50% thu nhập nấu áp dụng công thức này.

Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp 50/30/20 trong quyển sách “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan”

Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp 50/30/20 trong quyển sách “All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan”

Áp dụng công thức 50/30/20 như thế nào?

Theo bà Elizabeth Warren, thu nhập sau thuế của bạn nên được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

  • 50% cho nhu cầu sống còn

Đây là những thứ cơ bản mà bạn “phải chi trả” để tồn tại trong xã hội hiện đại. Chúng bao gồm các nhóm: Tiền thuê nhà, thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, hoá đơn điện/nước/điện thoại/internet,…

  • 30% cho những mong muốn bổ sung

Mong muốn là những khoản chi không hoàn toàn cần thiết. Nhưng nó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thú vị và tiện nghi hơn. Chẳng hạn, bạn có thể giải trí trên Youtube. Nhưng bạn chấp nhận trả thêm cho Netflix để xem nhiều phim hơn. Tương tự như vậy cho: Quần áo mới, internet tốc độ cao, phòng gym, đi cà phê,…

  • 20% để tiết kiệm và đầu tư

Bạn hãy cố gắng dành 20% thu nhập sau thuế để tiết kiệm cho đến khi có ít nhất 3 tháng thu nhập. Sau đó, bạn có thể dùng 20% tiền hằng tháng cho các hoạt động đầu tư cá nhân hoặc quỹ nghỉ hưu.

Nếu 30 năm nữa bạn mới nghỉ hưu thì hãy ưu tiên đầu tư tài chính. Còn nếu 8 – 10 năm bạn nghỉ hưu thì hãy cật lực tiết kiệm từ ngay bây giờ.

Nếu 30 năm nữa bạn mới nghỉ hưu thì hãy ưu tiên đầu tư tài chính. Còn nếu 8 – 10 năm bạn nghỉ hưu thì hãy cật lực tiết kiệm từ ngay bây giờ.

3. Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

6 cái lọ là phương pháp hướng dẫn cách quản lý tài chính cá nhân thông minh được cả thế giới biết đến. Mặc dù nói ai cũng có thể áp dụng. Nhưng nó tối ưu nhất cho người có thu nhập tương đối cao. Khi đó, số tiền phân bổ mỗi lọ sẽ không quá thấp, cũng như đủ tạo động lực cho bạn.

Phương pháp 6 cái lọ là gì?

Công thức 6 cái lọ thực chất là 6 ngân quỹ phục vụ các mục đích khác nhau của mỗi người. Các khoản bao gồm: Chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, quỹ giáo dục, hưởng thụ, quỹ tự do tài chính và quỹ từ thiện.

Phương pháp 6 cái lọ hiệu quả ra sao?

Có thể nói 6 chiếc lọ là “cội nguồn” của rất nhiều công thức quản lý tài chính cá nhân. Nó được nhắc đến và khuyến khích áp dụng bởi T. Harv Eker. Ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Bí mật của tư duy triệu phú”. Còn ở Việt Nam, phương pháp 6 chiếc lọ được biết đến là cách quản lý tài chính cá nhân Lê Thẩm Dương.

Harv đã dành cả đời để nghiên cứu các triệu phú tự thân. Ông tìm điểm chung và phát hiện ra các bí quyết làm giàu của họ. Trong đó có việc áp dụng cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với 6 chiếc lọ.

Áp dụng phương pháp 6 cái lọ như thế nào?

Về cơ bản, phương pháp 6 chiếc lọ có cách thực hiện tương tự 50/30/20. Bạn cần phân bổ thu nhập sau thế của mình vào 6 nhóm, tương ứng với tỷ lệ như sau:

  • 55% chi tiêu cần thiết: Ăn uống, đi lại, thuê nhà, thuốc men,…
  • 10% tiết kiệm dài hạn: Mua nhà, xe hơi, sinh con, du học,…
  • 10% quỹ giáo dục: Học thêm, trau dồi và nâng cao nghiệp vụ
  • 10% hưởng thụ: Giải trí, làm đẹp, du lịch,…
  • 10% quỹ tự do tài chính: Gửi tiết kiệm hoặc các khoản đầu tư cá nhân
  • 5% quỹ từ thiện: Giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè,…
6 chiếc lọ của T. Harv Eker

6 chiếc lọ của T. Harv Eker

4. Công thức quản lý tài chính cá nhân dựa trên số 0

Nếu thu nhập không cao, những cách trên sẽ rất khó thực hiện. Bởi vì quỹ sinh hoạt eo hẹp, nên bạn thường xuyên phải lấy tiền tiết kiệm để bù vào. Mục tiêu “có dư” gần như bất khả thi trong trường hợp này. Thay vào đó, bạn có thể đặt mục tiêu “không mắc nợ” với cách làm dưới đây.

Quản lý tài chính dựa trên số 0 là gì?

Khái niệm quản lý tài chính cá nhân dựa trên con số 0 rất đơn giản. Bạn chỉ cần đảm bảo không bị mắc nợ mỗi tháng. Nghĩa là tổng thu nhập trừ đi chi phí vừa bằng không là được.

Quản lý tài chính dựa trên số 0 hiệu quả ra sao?

Quản lý tài chính dựa trên số 0 giải quyết một vấn đề rất thực tế: Nhiều người chỉ kiếm tiền vừa đủ sống. Họ có thể là sinh viên, người mới đi làm, thủ thư,…

Với thu nhập hạn chế, họ có thể phải khánh kiệt nếu phải gồng mình phân bổ ngân sách vào 3 hay 6 nhóm. Do đó, phương pháp dựa trên số 0 rất phù hợp để bắt đầu quản lý tài chính cá nhân.

Áp dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân dựa trên số 0 như thế nào?

Trước hết, bạn cần liệt kê thật đầy đủ thu nhập và khoản cần chi. Mục đích của việc này là để khi một khoản chi vượt quá dự kiến, bạn có thể:

  • Giảm một hoặc nhiều khoản chi khác để bù vào
  • Tăng các nguồn thu, chẳng hạn: Làm thêm giờ, viết bài đánh giá, bán hàng online,… Bí quyết thành công của công thức quản lý tài chính cá nhân này là lập kế hoạch sau cho thu nhập trừ chi phí vừa bằng 0.
Dù vậy, bạn nên cố gắng chi tiêu ít hơn dự định để dư ra một quỹ nhỏ đề phòng trường hợp khẩn cấp

Dù vậy, bạn nên cố gắng chi tiêu ít hơn dự định để dư ra một quỹ nhỏ đề phòng trường hợp khẩn cấp

5. Quản lý tài chính cá nhân với mẫu sẵn có của Notion

Cách đây vài năm, quản lý tài chính cá nhân bằng excel khá phổ biến. Với các hàm đơn giản, bạn có thể quản lý cách quản lý chi tiêu cá nhân nhanh chóng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là “phần nhìn” rất nhàm chán. Do đó, Papaya muốn giới thiệu đến bạn ứng dụng Notion.

Notion là gì?

Notion là trang web với nhiều tiện ích và giao diện bắt mắt. Bạn có thể tự tạo một sổ chi tiêu trực tuyến hoặc dùng các mẫu sẵn có. Không chỉ vậy, bạn còn có thể thiết lập các hàm tính toán tự động giống như excel.

Quản lý tài chính bằng Notion hiệu quả ra sao?

Hiệu quả của Notion hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Khác với các phương pháp còn lại, Notion cho phép tự do thiết kế sổ thu chi theo nhu cầu của bạn. Nó không ràng buộc bạn phải theo một cấu trúc hay tỷ lệ nào. Chính vì vậy, bạn cần đưa ra tỷ lệ thu, chi và tiết kiệm phù hợp nhất với mình. Đồng thời nghiêm túc và kỷ luật thực hiện, không tuỳ tiện điều chỉnh.

Sử dụng Notion để quản lý tài chính như thế nào?

Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng Notion qua nhiều video và hướng dẫn ở trang chủ https://www.notion.so. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các mẫu có sẵn và điều chỉnh (nếu cần) tại Thư viện Notion.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan