Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí băng huyết sau hút thai

6/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Băng huyết sau khi hút thai là như thế nào?
2. Triệu chứng của băng huyết sau khi hút thai
3. Cách xử trí băng huyết sau hút thai an toàn nhất
4. Nguyên nhân gây nên băng huyết sau khi hút thai là gì?
5. Cách chăm sóc sau khi phá thai

Băng huyết sau khi hút thai là một trong những biến chứng nguy hiểm vì cơ thể mất đi một lượng máu lớn. Trường hợp này sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. Trong bài viết này Papaya sẽ chia sẻ những kiến thức về cách xử trí băng huyết sau hút thai để bạn đọc nắm được rõ hơn các vấn đề này.

Băng huyết sau khi hút thai là một trong những biến chứng nguy hiểm - Nguồn ảnh: Canva

Băng huyết sau khi hút thai là một trong những biến chứng nguy hiểm - Nguồn ảnh: Canva

1. Băng huyết sau khi hút thai là như thế nào?

Bị băng huyết sau khi hút thai là một trong những biến chứng dễ gặp phải nếu bạn xử lý không an toàn. Thông thường là trong các trường hợp tự ý phá thai tại nhà hoặc phá tại các cơ sở y tế hoạt động chui, không được cấp phép.

Băng huyết khiến cơ quan sinh dục của người phụ nữ chảy một lượng máu lớn, máu chảy ồ ạt có thể loãng hoặc lẫn với cục máu đông. Tình trạng này rất nguy hiểm đến cơ thể, thậm chí đe doạ tính mạng nếu không được xử trí băng huyết sau hút thai kịp thời.

2. Triệu chứng của băng huyết sau khi hút thai

Người phụ nữ cần nắm rõ thông tin về dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau khi phá thai để có thể nhận biết sau đó đưa ra cách xử trí băng huyết sau hút thai kịp thời. Việc làm này chính là tự bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân. 

Một số triệu chứng dễ nhận biết của băng huyết sau phá thai:

- Cơ quan sinh dục của người bạn nữ chảy một lượng máy lớn, thậm chí có thể chảy đến 7 ngày nên rất dễ nhầm lẫn với máu hành kinh. Tuy nhiên máu băng huyết này chảy rất nhiều so với máu ngày kinh, máu có thể loãng hoặc lẫn với máu cục đông. Lượng máu bạn có thể tưởng tượng mỗi giờ cần phải thay 2 băng vệ sinh trở lên.

- Bên cạnh đó còn kèm biểu hiện đau bụng dữ dội, kéo dài. Vì mất máu nhiều nên toàn thân bạn sẽ cảm thấy choáng váng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp,...

Những biểu hiện này cho thấy bạn đang bị băng huyết sau phá thai bằng phương pháp không an toàn. Máu không được bổ sung kịp thời gây thiếu máu ở nhiều mức độ từ đó ảnh hưởng đến tính mạng của cơ thể. Nếu có các dấu hiệu này thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để xử trí băng huyết sau hút thai một cách tốt nhất.

3. Cách xử trí băng huyết sau hút thai an toàn nhất

Khi bị băng huyết và nhận thấy dấu hiệu của băng huyết sau phá thai thì việc cần thiết nhất là nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp cần đợi xe đến, người nhà nên thực hiện một số bước sau:

- Không để bệnh nhân nằm gối đầu cao.

- Để cơ thể người bệnh nằm ngửa, chân cao hơn đầu.

- Hãy cho bệnh nhân nằm cố định một chỗ, 2 chân bắt chéo nhau để hạn chế máu chảy.

- Sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện uy tín nhanh nhất có thể để cứu chữa băng huyết sau hút thai kịp thời.

Cách xử trí băng huyết sau hút thai an toàn nhất - Nguồn ảnh: Canva

Cách xử trí băng huyết sau hút thai an toàn nhất - Nguồn ảnh: Canva

4. Nguyên nhân gây nên băng huyết sau khi hút thai là gì?

Mặc dù băng huyết sau phá thai cực kỳ nguy hiểm nhưng tình trạng này không phải hiện tượng hiếm gặp. Chúng thường sẽ xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

- Đầu tiên phải nói đến việc chọn phương pháp phá thai không phù hợp. Đa số phụ nữ đều tự ý chọn cách phá thai cho mình mà không màng đến sự tư vấn của bác sĩ. Tuỳ vào từng độ tuổi của thai, vị trí thai, tình trạng sức khỏe thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp khác nhau. Trước khi tiến hành thông thường cần khám sức khỏe tổng quát để quyết định phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay có một số biện pháp an toàn như hút thai, nạo thai, phá thai bằng thuốc,...

- Tiếp theo nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do bác sĩ có tay nghề kém. Những thủ thuật phá thai tương đối khó và phức tạp, đòi hỏi cần phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy nếu bạn thực hiện ở cơ sở không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn sẽ rất dễ gây nên băng huyết.

- Bên cạnh đó những người phụ nữ có tiền sử phá thai hoặc tử cung bị dị dạng bẩm sinh, u xơ tử cung,.. cũng rất dễ dẫn đến băng huyết sau hút thai.

5. Cách chăm sóc sau khi phá thai

Cách chăm sóc sau khi phá thai là cực kỳ quan trọng nếu bạn không muốn để lại các biến chứng nguy hiểm. Sau khi thực hiện các phương pháp phá thai tại cơ sở y tế bạn không nên tự lái xe, mà hãy nhờ ai đó đưa về nhà. Điều này để đảm bảo an toàn di chuyển và giảm nguy cơ gây ra tác dụng phụ. 

Cách chăm sóc sau khi phá thai là cực kỳ quan trọng - Nguồn ảnh: Canva

Cách chăm sóc sau khi phá thai là cực kỳ quan trọng - Nguồn ảnh: Canva

Trong thời gian này bạn rất dễ bị nhiễm trùng và cổ tử cung cũng cần thời gian để trở lại bình thường. Để giảm nguy cơ viêm nhiễm trùng bạn cần chú ý:

- Không được đi bơi khi âm đạo vẫn còn ra máu.

- Phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ đánh giá đã ổn, thường 1-2 tuần. Bạn cần đến tái khám để chắc chắn tình trạng cơ thể.

- Không sử dụng tampon khi âm đạo đang ra máu, thay vào đó nên dùng băng vệ sinh. 

Bên cạnh đó không nên tự dùng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ dùng thuốc giảm đau do bác sĩ chỉ định, kể cả thuốc kháng sinh. Massage nhẹ, chườm ấm ở lưng và bụng để giảm cảm giác đau thắt.

Sau khi phá thai cơ thể bạn có thể gặp những bất ổn về tâm lý, cảm xúc. Nếu có không may gặp biến chứng băng huyết hãy làm theo cách xử trí băng huyết sau hút thai trong bài viết này và mong chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Sau đó nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân thật tốt để nhanh chóng hồi phục nhé.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan