Quay lạiQuay lại

Viêm phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?

1/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phế quản kiêng ăn gì?
1.1 Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt lợn, thịt cừu)
1.2 Đồ ăn chiên rán
1.3 Sữa
1.4 Đồ uống có gas, cồn
1.5 Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy
2. Viêm phế quản ăn gì thì tốt?
2.1 Rau xanh và trái cây
2.2 Các loại hạt
2.3 Mật ong
2.4 Thịt gà
2.5 Sữa chua
3. Những lưu ý khi chế biến món ăn cho người bị viêm phế quản

Viêm phế quản kiêng ăn gì sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Theo đó, khi bị viêm phế quản, người bệnh thường bị ho, sốt, có đờm, đau họng nên việc ăn uống cần hết sức cẩn thận. Hãy ghi chú ngay lại những thực phẩm được Papaya tổng hợp trong bài viết này để giúp bạn có một sức khỏe tốt và nhanh khỏi bệnh.

1. Viêm phế quản kiêng ăn gì?

Bệnh viêm phế quản có liên quan đến phản ứng viêm tại đường hô hấp trên. Do đó, người bệnh cần phải lưu ý kiêng khem một số thực phẩm có khả năng gây viêm nhiễm. Cụ thể, để biết viêm phế quản kiêng ăn gì để giúp bệnh tình có những chuyển biến tốt, nhanh khỏi gồm có như sau:

1.1 Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt lợn, thịt cừu)

Theo một nghiên cứu vào năm 2017 công bố trên Tạp chí Journal of the American College of Nutrition: thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có một tương quan đến các dấu hiệu viêm ở cả nam và nữ giới. Bên cạnh đó, thịt đỏ có chứa các protein khó phá vỡ, gây tình trạng khó tiêu, khiến bệnh nhân dễ bị đầy bụng, buồn nôn, khó chịu.

1.2 Đồ ăn chiên rán

Đối với cơ thể bình thường khi không mắc bệnh thì đồ chiên rán qua nhiều dầu mỡ đã luôn được cảnh bảo không nên ăn nhiều. Nguyên nhân bởi các thực phẩm này có chứa một hàm lượng chất béo bão hòa rất cao, làm tăng tình trạng viêm ở phế quản, phổi khiến các triệu chứng của bệnh lý càng thêm trầm trọng.

Chưa kể đến các thực phẩm này còn gây ra tình trạng tăng tiết đờm, chướng bụng, khó tiêu, khiến các triệu chứng lâu thuyên giảm. Vậy nên, khi bị viêm phế quản, bạn nên hạn chế tối đa các món ăn chiến ra trong thực đơn của mình. 

Đồ chiên rán có thể làm tăng tiết đờm (Nguồn: Canva) 

Đồ chiên rán có thể làm tăng tiết đờm (Nguồn: Canva) 

1.3 Sữa

Đối với bệnh lý viêm phế quản, đặc biệt những bệnh nhân có triệu chứng tiết đờm nhiều thì nên hạn chế uống sữa. Bởi sữa gây ra tình trạng kích thích tạo chất nhầy, khiến đờm tiết ra càng nhiều hơn. Nếu đờm tiết ra nhiều không có dấu hiệu giảm, nguy cơ viêm nhiễm nặng là rất cao, khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

1.4 Đồ uống có gas, cồn

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường bị đau rát vùng cổ họng, khó nuốt, kèm theo những cơn ho. Trong một số trường hợp bệnh lý nặng còn có hiện tượng khó thở. Trong khi sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích, cồn như rượu, bia, cà phê, nước ngọt sẽ khiến làm viêm nhiễm dây thanh quản. 

Rượu bia làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng (Nguồn: Canva)

Rượu bia làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng (Nguồn: Canva)

1.5 Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Những loại rau củ chứa nhiều chất nhầy như: khoai sọ, mồng tơi, củ từ, rau đay,... sẽ làm cơ thể tăng tạo đờm và kéo theo những cơn ngứa họng gây ho dai dẳng. Vậy nên nếu không muốn mãi không dứt được cơn ho, khỏi bệnh thì bạn nên hạn chế những loại rau này trong bữa cơm. 

Có thể bạn quan tâm: 05 triệu chứng nhận biết của bệnh viêm phế quản

2. Viêm phế quản ăn gì thì tốt?

Bên cạnh những thực phẩm có ảnh hưởng không tốt thì cũng có những thực phẩm có lợi cho sức khỏe khi bạn bị viêm phế quản. Theo đó, nếu bạn vẫn chưa biết viêm phế quản ăn gì thì tham khảo ngay những thực phẩm dưới đây.

2.1 Rau xanh và trái cây

Khi bị viêm phế quản, cơ thể người bệnh thường mệt mỏi, uể oải, hệ tiêu hóa kém nên các loại trái cây có chứa nhiều vitamin sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng rất tốt. Đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như chanh, bưởi, cam,... hỗ trợ sản xuất Interferon, giúp cơ thể kháng khuẩn cực tốt.

Đối với các loại rau xanh, bạn nên ưu tiên những loại rau có hàm lượng khoáng chất và vitamin cao như rau cải, rau súp lơ, rau ngót, bí đỏ,... Kết hợp các loại rau xanh này cùng cách chế biến đơn giản, hạn chế dầu mỡ sẽ rất tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa đang yếu của người bệnh. 

2.2 Các loại hạt

Các loại hạt (đỗ, đậu, hạnh nhân, hạt óc chó,...) là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa, chất xơ và protein. Chính vì vậy mà loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng hỗ trợ người bệnh nhanh khỏi hơn. 

Ăn các loại hạt tăng sức đề kháng (Nguồn: Canva)

Ăn các loại hạt tăng sức đề kháng (Nguồn: Canva)

2.3 Mật ong

Mật ong là thực phẩm đặc biệt mà được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng nhiều mỗi khi bạn bị mắc viêm phế quản hay bệnh lý đường hô hấp nói chung. Bởi lẽ, trong thành phần của mật ong có chứa chất kháng viêm tự nhiên, có khả năng ức chế các loại virus gây bệnh hiệu quả. Sử dụng mật ong còn giúp giảm ho, đỡ đau rát cổ họng.

Mặc dù mật ong có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin lớn, giúp phục hồi cơ thể rất tốt, nhưng bạn nên thận trọng khi sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Mỗi ngày, hãy uống 1 - 2 thìa mật ong để giúp cải thiện bệnh lý viêm phế quản. 

Mật ong có tính kháng viêm tốt cho bệnh viêm phế quản (Nguồn: Canva)

Mật ong có tính kháng viêm tốt cho bệnh viêm phế quản (Nguồn: Canva)

2.4 Thịt gà

Nếu ở trên khi nhắc đến viêm phế quản kiêng gì, thịt đỏ bị liệt kê đầu tiên, thì thịt gà lại là loại thịt được khuyên nên ăn nhiều. Theo một nghiên cứu của Đại học Nebraska năm 2000 đã công bố, súp gà hay các món chế biến từ gà có tác dụng hạn chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

Do đó, các món ăn chế biến từ thịt gà, đặc biệt là súp gà, canh gà sẽ hỗ trợ long đờm, làm thông phế quản, giảm các giác đau họng cho bệnh nhân viêm phế quản. Đồng thời, đây cũng là một món ăn lỏng, chứa nhiều nước, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu khi cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi, mất nước. 

2.5 Sữa chua

Khác với các loại sữa nguyên chất có chứa hàm lượng chất béo cao, sữa chua lại là thực phẩm có nhiều lợi khuẩn, canxi cùng hàm lượng chất béo thấp. Vậy nên ăn sữa chua sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, cân bằng lợi khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3. Những lưu ý khi chế biến món ăn cho người bị viêm phế quản

Ngoài việc nắm chắc viêm phế quản kiêng gì, nên ăn gì thì bạn cũng cần biết cách chế biến món ăn đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn hãy ghi chú lại:

  • Nấu ăn nhạt, hạn chế sử dụng nhiều muối trong khi nấu ăn. Việc ăn thực phẩm mặn sẽ làm tăng việc giữ nước trong các mô phế quản làm tăng chất nhầy, dễ dẫn đến viêm phổi.
  • Không sử dụng gia vị cay nóng như tiêu, ớt,... để tránh kích thước niêm mạc phế quản, gây đau rát cổ họng làm ho nhiều.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn uống thực phẩm lạnh.
  • Không sử dụng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn khi bị bệnh viêm phế quản.

Như vậy, để cơ thể khỏe mạnh, chóng bình phục, bạn nên tránh các thực phẩm có nguy cơ làm tăng tiết đờm, gây ho, dễ gây viêm cho vùng phế quản. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, Papaya đã giúp bạn biết được viêm phế quản kiêng ăn gì và biết cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của mình. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan