Nội dung chính
Thời gian mang thai và sau khi sinh bé luôn tiềm ẩn những rủi ro không ngờ. Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé. Ngoài ra, băng huyết còn được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở sản phụ. Vậy những triệu chứng băng huyết sau sinh thường thấy là gì? Làm sao để ngăn ngừa chúng? Bài viết này sẽ chia sẻ cho các mẹ một cách chi tiết và rõ ràng nhất.
Băng huyết là một bệnh sản khoa gây ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu
1. Như thế nào là băng huyết sau sinh?
Hiện tượng băng huyết là tình trạng mẹ bầu bị chảy máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ, thậm chí có thể bị tử vong. Thông thường, sản phụ bị mất máu trên 500ml đối với sinh thường và trên 1000ml đối với sinh mổ. Bên cạnh đó nhiều người con hay nghe tới tình trạng băng huyết thứ phát. Đây là trươngg hợp sản phụ gặp tình trạng chảy máu nhiều và có bất thường ở âm đạo trong khoảng từ 24 giờ đầu - 12 tuần sau sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 14 triệu phụ nữ bị băng huyết sau sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng 3% - 8% và gây tử vong cao nhất ở các mẹ bầu. Đáng lo hơn là những em bé có mẹ tử vong vì băng huyết cũng có nguy cơ bị tử vong trong vòng một tháng đầu. Có 2 loại băng huyết sau sinh:
- Băng huyết nguyên phát: Mẹ bầu bị mất máu trên 500ml trong vòng 24 giờ đồng hồ sau sinh. Khoảng 100 phụ nữ thì có 5 sản phụ gặp phải tình trạng này.
- Băng huyết thứ phát: Là hiện tượng băng huyết sau sinh kéo dài từ 24 giờ đến 12 tuần sau sinh. Cứ 100 người thì có 2 sản phụ bị băng huyết thứ phát. Nếu tình trạng này kéo dài 1 đến 3 tháng thì đây là vấn đề rất đáng lo ngại.
2. Nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh
Sau khi sinh thì tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi cổ tử cung không co bóp đủ mạnh sẽ gây ra tình trạng máu chảy tự do. Đây là lý do phổ biến nhất gây nên băng huyết sau sinh. Ngoài ra, các mẹ bầu gặp phải băng huyết thường do các nguyên nhân sau:
Đờ tử cung
Nguyên do này thường chiếm 80%, xảy ra khi tử cung không co hồi đủ mạnh được sau khi bé chào đời. Điều này dẫn tới máu tiếp tục chảy tự do. Các yếu tố khiến cổ tử cung không co bóp là do quá trình chuyển dạ dài hoặc tử cung căng quá mức. Bên cạnh đó, sử dụng oxytocin hoặc sản phụ bị nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây nên đờ tử cung.
Sự bất thường của bánh nhau
Các sản phụ có nhau tiền đạo, nhau bám thấp thường có xu hướng chảy máu nhiều sau khi sinh. Ngoài ra, diện tích bánh nhau quá lớn sẽ khiến máu chảy ra liên tục gây nên băng huyết.
Đường sinh dục bị tổn thương
Âm đạo hay tử cung của sản phụ bị vỡ hoặc rách ra. Điều này dẫn tới nguy cơ bị băng huyết kể cả khi sinh thường. Đây cũng là biến chứng gây khó đẻ và cần sự hỗ trợ của thủ thuật.
Rối loạn đông máu
Các mẹ bầu có hiện tượng nhau bong non, thai lưu hoặc nhiễm trùng. Tuỳ thuộc vào mất máu nhiều hay ít mà việc hồi phục sức khỏe nhanh hay chậm. Sinh thường hay mổ đều có những triệu chứng băng huyết sau sinh khác nhau.
Xem thêm: Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh
3. Triệu chứng băng huyết sau sinh thường gặp nhất
Những dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh hoặc khi sinh ở mẹ bầu thường gặp bao gồm:
- Sản phụ bị sưng và đau ở vùng âm đạo.
- Không thấy và cảm nhận được khối cầu an toàn trên xương vệ.
- Huyết áp của sản phụ bị giảm, bên cạnh đó, nhịp tim tăng, da dẻ thì nhợt nhạt, chân tay lạnh và khát nước.
- Mẹ bầu bị chảy máu không kiểm soát được. Sau khi sinh, máu từ đường sinh dục có thể chảy nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hay đỏ bấm, cục hay là máu loãng.
Triệu chứng băng huyết sau sinh thường gặp nhất
Nếu mẹ bầu có bất kỳ triệu chứng băng huyết sau sinh được liệt kê trên đây, đừng ngần ngại đến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và chữa trị. Hiện tượng băng huyết là một triệu chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và bé.
Phụ thuộc vào độ mất máu mà chúng sẽ để lại những biến chứng nặng nhẹ. Một số hậu quả băng huyết như suy thận, suy đa cơ quan và thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, các mẹ đừng chủ quan mà hãy theo dõi sức khoẻ của mình thật sát sao nhé.
4. Cách đề phòng băng huyết sau sinh
Khi đã nhận biết các triệu chứng băng huyết sau sinh và hệ quả của nó, các mẹ hãy chủ động ngăn ngừa trước khi nó xảy ra. Một số điều cần lưu ý nhằm giảm thiểu tần suất gặp phải băng huyết như:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng nhọc khi mang bầu.
- Thực hiện đầy đủ các quy trình siêu âm, xét nghiệm được yêu cầu. Từ đó, kiểm soát được tình trạng thai nhi trong bụng mẹ.
- Khi có bất cứ biểu hiện bất thường gì như đau bụng, ra dịch ở âm đạo, chảy máu,... nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
- Mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt và acid folic để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Lưu ý là làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây phản tác dụng.
- Mẹ bầu nên tuân thủ những quy định của khám thai định kỳ, theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé để nhận biết những biểu hiện bất thường. Đặc biệt là khám 3 lần trong 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kỳ.
Mẹ bầu nên tuân thủ những quy định của khám thai định kỳ
Hiện nay thì có khá nhiều phương pháp để điều trị băng huyết sau sinh. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc co hồi tử cung, khâu hay phẫu thuật tuỳ mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, không có phương pháp nào xử trí hoàn toàn tối ưu. Chính vì vậy, việc đề phòng băng huyết sau sinh là lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
Thực tế thì không phải tình trạng nào chảy máu cũng là băng huyết. Tuy nhiên, tìm hiểu về triệu chứng băng huyết sau sinh, nguyên nhân và cách ngăn ngừa vẫn là điều cần thiết cho mẹ bầu khi chuẩn bị cho em bé chào đời. Đặc biệt cần chú ý khi có dấu hiệu bất thường thì đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các mẹ về thông tin hữu ích băng huyết sau sinh.
Tham khảo thêm: 5 hậu quả nghiêm trọng của băng huyết khi sinh