Quay lạiQuay lại

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

28/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Tình trạng trầm cảm sau sinh
II. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Thay đổi nội tiết tố
Tiền sử bị rối loạn tâm lý
Sức khoẻ giảm sút
Yếu tố kinh tế và đời sống
III. Một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị trầm cảm
Suy nhược cơ thể
Lo âu không rõ nguyên nhân
Hoảng hốt và căng thẳng
Rối loạn giấc ngủ và mất tập trung
IV. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
1. Đối với mẹ bầu
2. Đối với em bé khi có mẹ bị bệnh trầm cảm
3. Đối với gia đình và người thân
V. Một số lưu ý giúp mẹ bầu ngăn ngừa trầm cảm sau sinh
Tham gia khóa học tiền sản
Yêu cầu sự giúp đỡ từ các bậc cha mẹ
Không nên áp lực việc chăm con

Trầm cảm sau sinh là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ mang thai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Thêm vào đó, nhiều sản phụ bị trầm cảm đã tự huỷ hoại cuộc đời và thậm chí tước đi mạng sống của con mình. Vậy tình trạng này có thực sự nguy hiểm tới vậy không? Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết và cụ thể!

Trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên phổ biến ở các mẹ bầu - Nguồn ảnh: Canva

Trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên phổ biến ở các mẹ bầu - Nguồn ảnh: Canva

I. Tình trạng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) là hiện tượng những sản phụ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về tâm lý lẫn thể chất sau khi sinh. Họ thường có những suy nghĩ tiêu cực, tình trạng mệt mỏi, hay cáu gắt và lo lắng nhiều vấn đề. 

Trầm cảm sau sinh có thể gặp ở bất kỳ mẹ bầu nào. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu, 15% - 25% trong 12 tháng sau khi sinh. Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, nặng hoặc tự khỏi. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp mẹ bầu không được can thiệp kịp thời đã tự huỷ hoại bản thân, xấu nhất là huỷ hoại cả em bé.

II. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Hiện nay, khoa học vẫn chưa chẩn đoán được nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh là do mẹ bầu hay phụ thuộc vào thể chất và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, có thể kết luận một số nhóm nguyên nhân, cụ thể là:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone sẽ đột ngột tăng. Sự thay đổi này có nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cho phụ nữ sau sinh.

Tiền sử bị rối loạn tâm lý

Mẹ bầu đã từng bị rối loạn tâm lý sẽ có nguy cơ tái phát lại. Điều này làm tăng khả năng bị trầm cảm sau sinh.

Sức khoẻ giảm sút

Những sản phụ có thể trạng yếu, bị đau trong quá trình chuyển dạ thường sẽ tác động tới tâm lý phụ nữ. Tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu bực bội, cáu gắt và gây cảm giác chán ghét bản thân.

Yếu tố kinh tế và đời sống

Những vấn đề xoay quanh cuộc sống như tài chính, mâu thuẫn mối quan hệ, áp lực gia đình,... cũng ảnh hưởng tới tâm lý phụ nữ sau sinh. Vì vậy, các mẹ bầu cần trang bị đầy đủ về kiến thức lẫn tài chính để tránh rơi vào tình trạng thái lo âu.

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố làm tăng khả năng bị trầm cảm sau sinh như:

  • Mang thai ở tuổi còn quá trẻ.
  • Xung đột về hôn nhân sau khi sinh và bạo lực gia đình.
  • Sản phụ sinh đôi, sinh ba hoặc mang thai quá nhiều lần.
  • Em bé sinh ra bị bệnh, yếu ớt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe trầm trọng.
  • Lo lắng về ngoại hình, tăng cân mất kiểm soát hoặc không may mắc bệnh lý.
  • Thiếu ngủ, thức đêm chăm con một thời gian dài và lo âu về khả năng nuôi dưỡng em bé.

III. Một số dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị trầm cảm

Thông thường, trầm cảm sau sinh thường không được phát hiện sớm cho đến khi người bệnh hành động bất thường. Do đó, các mẹ và gia đình nhận biết biểu hiện của trầm cảm sau sinh chính là cách bảo vệ bản thân. 

Một số triệu chứng của trầm cảm sau sinh bao gồm:

Suy nhược cơ thể

Mẹ bầu cảm thấy vô vọng, đau khổ và thậm chí là khóc cả ngày. Điều này khiến cho các mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Đây chính là dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh.

Lo âu không rõ nguyên nhân

Sau khi sinh, mẹ bầu thường có nhiều lo lắng về bản thân, gia đình, con cái,... Ngoài ra, nhiều sản phụ còn bị đau nhức lưng, ngực nhưng khi đi khám thì không tìm ra nguyên do. 

Hoảng hốt và căng thẳng

Đây là dấu hiệu làm cho tình trạng trầm cảm trở nên nặng nề hơn. Cách tốt nhất để điều trị trong trường hợp này là tránh tình huống này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Rối loạn giấc ngủ và mất tập trung

Người trầm cảm thường sẽ khó đi vào giấc ngủ và thỉnh thoảng gặp ác mộng. Điều này cũng dẫn tới tình trạng mất tập trung, suy giảm trí nhớ và dần cảm thấy bản thân tồi tệ. 

Ngoài ra, một vài biểu hiện mà mẹ bầu có thể gặp khi bị trầm cảm sau sinh là:

  • Tâm trạng bất thường.
  • Mất ngủ hoặc rơi tình trạng ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi khẩu vị ăn và tăng giảm cân thất thường.
  • Hay có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi với mọi người xung quanh.
  • Hay suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, thiếu sinh lực và phản ứng rất chậm.
Trầm cảm sau sinh khiến mẹ bầu bị suy nhược cơ thể - Nguồn ảnh: Cava

Trầm cảm sau sinh khiến mẹ bầu bị suy nhược cơ thể - Nguồn ảnh: Cava

IV. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý nguy hiểm được cảnh bảo với tất cả mọi người. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm lên cả mẹ và bé. Cụ thể:

1. Đối với mẹ bầu

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường rất khó phát hiện và kéo dài trong một thời gian dài. Vì vậy, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, nó có thể phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần. Trong trường hợp đã được điều trị, các mẹ cũng có khả năng mắc lại trầm cảm trong tương lai.

Mẹ bầu được điều trị cũng có khả năng mắc trầm cảm sau sinh - Nguồn ảnh: Canva

Mẹ bầu được điều trị cũng có khả năng mắc trầm cảm sau sinh - Nguồn ảnh: Canva

2. Đối với em bé khi có mẹ bị bệnh trầm cảm

Những em bé có mẹ không may mắc trầm cảm sẽ có nguy cơ không phát triển cảm xúc và hành vi. Có thể kể đến như:

  • Hạn chế về khả năng giao tiếp.
  • Phát triển và vận động chậm so với những đứa trẻ khác.
  • Khả năng có những hành vi bất thường cao hoặc dễ kích động.
  • Dễ gặp tình trạng căng thẳng, khó thích nghi với môi trường và khó hòa nhập với xã hội.

3. Đối với gia đình và người thân

Những người sống chung với người mắc bệnh trầm cảm sẽ có nguy cơ bị lây cao. Đó có thể là chồng, bố mẹ, anh chị em ruột hay người thân sống chung trong một mái nhà. Khi có bất kỳ sự căng thẳng nào sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của từng thành viên. 

V. Một số lưu ý giúp mẹ bầu ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Nhận thấy sự nguy hiểm của trầm cảm sau sinh, các mẹ và gia đình nên lưu tâm tới một số điều như:

Tham gia khóa học tiền sản

Điều này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức và thật sẵn sàng chuẩn bị đón em bé chào đời.

Yêu cầu sự giúp đỡ từ các bậc cha mẹ

Quá trình chăm sóc em bé sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thể trạng của phụ nữ sau sinh rất yếu. Vì vậy, nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để các mẹ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau sinh.

Không nên áp lực việc chăm con

Lần đầu nuôi dưỡng con, nhiều bà mẹ lo lắng và áp lực nhiều vấn đề như: con yếu ớt, con khóc nhiều, bị so sánh với trẻ khác,... Tuy nhiên, thay vì lo lắng hãy mạnh mẽ và dần hoàn thiện kỹ năng chăm con. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu gặp khó khăn để ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm lý trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Bệnh này cần được phát hiện kịp thời để có thể hỗ trợ ổn định tâm lý, tránh những tình huống xấu xảy ra. Gia đình nên đưa sản phụ đến cơ sở y tế thăm khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Chúc các mẹ sẽ có một hành trình sinh con thật hạnh phúc.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan