Nội dung chính
Giấc ngủ rất quan trọng, nó không những là sự nghỉ ngơi cho não bộ và toàn bộ cơ thể mà còn là khoảng thời gian phục hồi năng lượng. Do đó tác hại của thức khuya lên cơ thể là vô cùng lớn, và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài. Thậm chí xem điện thoại vào ban đêm, trong bóng tối còn ảnh hưởng gây suy giảm thị lực. Vậy thức khuya ảnh hưởng lên cơ thể và nguyên lý của nó thế nào, hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!
Tác hại của thức khuya với cơ thể là gì?
1. Tác hại của thức khuya với đồng hồ sinh học
Đồng hồ sinh học là gì?
Đồng hồ sinh học là một chuỗi các phản ứng của cơ thể dựa trên chu kỳ 24 giờ. Đồng hồ sinh hoạt kiểm soát thời điểm cơ thể sản sinh ra các loại hooc môn, điều chỉnh thân nhiệt, hệ miễn dịch,… để phù hợp với các hoạt động: đi ngủ, thức dậy, và các chu kỳ sinh lý trong ngày.
Đồng hồ sinh học điều chỉnh giấc ngủ
Đồng hồ sinh học, hay nhịp sinh học của cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một loại hooc môn gọi là melatonin nhằm điều chỉnh giấc ngủ. Việc sản sinh ra hooc môn này sẽ phụ thuộc vào ánh sáng mà cơ thể nhận được, càng tối thì melatonin được sinh ra càng nhiều để khiến bạn buồn ngủ hơn.
Thức khuya có thể dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học
Tuy vậy đối với mỗi khoảng thời gian trong cuộc đời, nhịp sinh học của chúng ta sẽ thay đổi theo ba giai đoạn: trẻ em, thanh niên, và tuổi già.
Đối với trẻ em sơ sinh, đồng hồ sinh học sẽ được cài đặt cho 18 tiếng ngủ trong cả một ngày dài, 18 tiếng này được chia thành từng giấc nhỏ. Khi vượt qua giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ phát triển nhịp sinh học một lần nữa khiến giấc ngủ của chúng trở nên dài hơn.
Khi đến tuổi dậy thì, lượng melatonin được sản sinh ra nhiều hơn vào tối muộn, khiến người trong giai đoạn này thường xuyên tỉnh táo vào ban đêm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc ngủ đủ để chuẩn bị cho những tiết học bắt đầu vào sáng sớm.
Khi lão hóa diễn ra, nhịp sinh học sẽ bị hỗn loạn, thiếu nhất quán. Dẫn đến việc người già có thói quen ngủ sớm và dậy sớm hơn. Điều này dễ dàng gây ra sự thiếu ngủ ảnh hưởng đến trí nhớ, và suy giảm nhận thức.
Có thể thấy đồng hồ sinh học của con người đã được cài đặt, để phù hợp với hoạt động sống bình thường. Việc thức khuya thường xuyên, hoặc thay đổi lịch trình bất thường có thể dẫn đến hỗn loạn sản sinh loại hooc môn gây ra những vấn đề về giấc ngủ, và sức khỏe.
Tác hại của thức khuya đến sức khỏe
Việc thức khuya thường xuyên sẽ gián tiếp gây ra hỗn loạn nhịp sinh học, dẫn đến những tổn hại về sức khỏe của con người. Một số bệnh lý khi thức khuya:
Thức khuya gây ra những hậu quả khó lường đến sức khỏe
Gây đau đầu giảm trí nhớ
Buổi tối là thời gian não bộ nghỉ ngơi và hồi phục, sau một ngày làm việc vất vả. Việc thức khuya làm tăng thời gian gây áp lực lên não bộ. Hơn nữa thức khuya dẫn đến việc không ngủ đủ sẽ làm giảm thời gian não được nghỉ ngơi, không kịp hồi phục cho ngày làm việc tiếp theo.
Thức khuya nhiều sẽ gây đau đầu và kéo theo các hiện tượng xấu vào ngày hôm sau như mất ngủ, thường xuyên lo âu, dễ căng thẳng, nóng nảy, cáu gắt,… Nên ngủ đủ và đúng giờ để giảm áp lực lên não, giúp não khỏe mạnh hơn.
Người thức khuya nhiều sẽ thể hiện rõ ra bên ngoài những dấu hiệu như người mất sức, mệt mỏi, giữ thăng bằng kém, suy giảm tư duy và trí nhớ, đôi khi đã hoàn thành xong một công việc nhưng lại quên mất. Trong những tác hại của thức khuya, thì ngủ muộn ảnh hưởng lên não nhiều nhất, do thời gian nghỉ ngơi ngắn và những rối loạn của hooc môn, mà thức khuya gây suy giảm chức năng não, suy giảm hiệu quả làm việc và học tập. Người thức khuya nên thay đổi thói quen đi ngủ để cải thiện điều này.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Việc thức khuya ngoài gây áp lực lên não cũng kéo dài thời gian cơ thể phải hoạt động nói chung, điều này dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch do quá mệt mỏi. Do đó một trong những tác hại của thức khuya là ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Người thức khuya thường xuyên dễ mắc các loại cúm, bệnh truyền nhiễm hơn người ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Rối loạn nội tiết
Trong khi ngủ cơ thể ngoài việc sản sinh ra melatonin còn sản sinh ra các loại hooc môn cân bằng nội tiết tố. Tác hại của thức khuya đối với phụ nữ là loạn nội tiết, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn, và các triệu chứng khác,…
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Người thức khuya thường xuyên gặp vấn đề đau dạ dày, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Do trong thời gian ngủ, các tế bào dạ dày sẽ được sản sinh và hồi phục, cân bằng lại dịch axit trong dạ dày. Thức khuya sẽ ngăn cản quá trình này diễn ra, gây viêm loét dạ dày, kết hợp với căng thẳng thần kinh khiến triệu chứng ngày càng nghiêm trọng.
Thị lực kém đi
Tác hại của thức khuya và xem điện thoại vào ban đêm, trong bóng tối sẽ khiến bạn bị suy giảm thị lực. Sau một ngày làm việc, đôi mắt của bạn cần được nghỉ ngơi thư giãn, việc thức khuya cũng khiến mắt của bạn bị kéo dài thời gian làm việc, kết hợp với môi trường thiếu sáng khiến mắt bị đẩy lên căng thẳng cực độ, lâu dần sẽ gây suy giảm thị lực.
Đồng thời khi thức khuya để sử dụng các thiết bị điện tử, xem điện thoại sẽ khiến mắt phải tiết ra các chất lỏng bôi trơn, đồng thời những tia sáng xanh của các thiết bị này có thể phóng xuyên qua lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu, gây tổn hại đến võng mạc. Đây là một trong những tác nhân chính gây nên những bệnh về mắt và nguy hiểm nhất là mù lòa.
Kết
Việc thức khuya thường xuyên hoặc gián đoạn gây nên những tác hại không nhỏ cho cơ thể. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đủ những kiến thức cần thiết về tác hại của thức khuya. Theo dõi papaya để cập nhật thêm những thông tin bổ ích nữa nhé.