Quay lạiQuay lại

Tình trạng sảy thai và thai lưu có giống nhau không?

14/0/2023

Share

Nội dung chính

I. Sảy thai và thai lưu có giống nhau không?
II. Một số những dấu hiệu của sảy thai và thai lưu
1. Chảy máu từ âm đạo của mẹ bầu
2. Sản phụ bị đau bụng co cứng và cảm giác nặng nề
3.  Sự cử động bất thường của thai nhi
III. Những điều lưu ý sau khi mẹ bầu bị sảy thai và thai lưu
1. Ổn định tinh thần
2. Những can thiệp cần thiết
3. Chuẩn bị sẵn sàng cho những lần mang thai tiếp theo

Thiên chức làm mẹ là một khoảnh khắc thiêng liêng và cao cả nhất của người phụ nữ. Tuy nhiên, quá trình mang thai luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe ảnh hưởng xấu tới mẹ và thai nhi. Một trong những biến cố đó là mẹ bầu bị sảy thai hoặc thai lưu. Vậy sảy thai và thai lưu có giống nhau không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu một cách rõ ràng và chi tiết.

Quá trình mang thai luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và bé - Nguồn ảnh: Canva

Quá trình mang thai luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và bé - Nguồn ảnh: Canva

I. Sảy thai và thai lưu có giống nhau không?

Về bản chất, sảy thai và thai lưu là sự ngưng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Trong y học, sảy thai hay thai lưu có giống nhau không phải dựa trên thời gian 20 tuần của thai kỳ. 

Sảy thai là hiện tượng bào thai bị hư trước 20 tuần. Tình trạng này thường xảy ra với 2 hình thức: sảy thai tự nhiên (mẹ bầu bị đau bụng quằn quại, chảy máu và thai nhi bị đẩy ra ngoài); sảy thai cố ý (do phá thai). Theo Hiệp hội Thai sản Hoa kỳ, tỷ lệ phụ nữ bị sảy thai chiếm khoảng 10 - 15% tổng số thai kỳ.

Thai lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau 20 tuần tuổi rồi mất trong bụng mẹ vì một chứng bệnh nào đó. Trường hợp này thường có một số dấu hiệu như chảy máu đen từ âm đạo, bụng không lớn mà còn nhỏ lại,... Và khi xác định thai nhi đã chết thì cần phải dùng thủ thuật để lấy ra. Thai lưu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc có con sau này của các chị em phụ nữ. 

Sảy thai và thai lưu có giống nhau không? - Nguồn ảnh: Canva

Sảy thai và thai lưu có giống nhau không? - Nguồn ảnh: Canva

II. Một số những dấu hiệu của sảy thai và thai lưu

Biểu hiện bất thường trên cơ thể rất quan trọng đối với một sản phụ chính vì vậy, các mẹ cần chú ý cẩn trọng về tình trạng tiết dịch âm đạo. Một số dấu hiệu có thể kể đến như số dịch quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc hay mùi bất thường, đặc biệt là hiện tượng chảy máu. 

1. Chảy máu từ âm đạo của mẹ bầu

Chảy máu âm đạo có thể là một triệu chứng bình thường trong thai kỳ như máu báo thai, máu báo sinh,... Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của việc xổ thai, xuất huyết tử cung, nhiễm trùng,... Nói chung, chảy máu là biểu hiệu mà các mẹ nên lưu tâm tới để kịp thời xử trí phù hợp. 

Khi phát triển bị chảy máu âm đạo, các mẹ bầu nên tới thăm khám cẩn thận bởi các cơ sở uy tín và bác sĩ có trình độ chuyên môn. 

2. Sản phụ bị đau bụng co cứng và cảm giác nặng nề

Đau bụng là dấu hiệu không mấy điển hình, có thể xuất hiện nhiều trong các bệnh lý về đường tiêu hoá. Tuy nhiên, các mẹ có thể nhận biết đau bụng trong thai kỳ bởi một số đặc điểm như đau ở vùng dưới bụng, bị co cứng và quặn thắt cơ, đau tức lan xuống hai buồng trứng hoặc bộ phận sinh dục. 

Đau bụng là triệu chứng phổ biến khi chết thai, đau bụng âm ỉ và thoáng qua cũng khiến cho các thai phụ khó nhận biết. Trong trường hợp bị xuất huyết, mẹ bầu có thể đau dữ dội kèm sự mất máu, tim đập nhanh, vã mồ hôi,...

3.  Sự cử động bất thường của thai nhi

Từ tuần thứ 20, nếu như thai nhi đột ngột giảm chuyển động trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể như vài giờ sau khi ăn, thai nhi cử động yếu hoặc ngừng hẳn cử động thì các mẹ nên lưu ý ngay. Lúc này, sản phụ nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác ít phổ biến hơn nhưng cũng cần lưu ý tới như:

  • Thai phụ bị vỡ nước ối.
  • Tình trạng bị ốm nghén của mẹ bầu bất ngờ biến mất. 
  • Sản phụ sốt cao, chóng mặt kèm theo sự đau bụng quằn quại. 
  • Đau bụng dữ dội tới mức lan xuống vùng đùi hoặc liên tục bị chuột rút.
  • Bầu ngực sản phụ không còn căng, màu núm vú thay đổi bất thường và tự động tiết sữa non.
Một số những dấu hiệu của sảy thai và thai lưu - Nguồn ảnh: Canva

Một số những dấu hiệu của sảy thai và thai lưu - Nguồn ảnh: Canva

III. Những điều lưu ý sau khi mẹ bầu bị sảy thai và thai lưu

Sảy thai hay thai lưu có giống nhau không phụ thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi. Tuy nhiên, quy chung thì sảy thai hay thai lưu vẫn là một nỗi mất mát lớn đối với người phụ nữ. Để vượt qua nỗi đau này, các mẹ bầu và gia đình nên chú ý những điều sau đây:

1. Ổn định tinh thần

Thực tế, có rất nhiều thai phụ sau khi sảy thai hay thai lưu đều mang tâm lý tự trách, suy sụp và mất niềm tin. Theo thống kê số liệu, có khoảng 20% trường hợp thai bị ngừng sự sống là do tự nhiên hoặc không có một nguyên nhân cụ thể. Có thể do quá trình hình thành phôi thai, sự không thích ứng với cơ thể, đột biến,... Tất cả có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc thai lưu. 

Chính vì vậy, lúc này thì người thân nên ở bên cạnh an ủi để xoa dịu nỗi đau thể xác và tinh thần cho người phụ nữ. Điều này sẽ giúp các mẹ bầu vực dậy được tinh thần mà không còn vướng mắc tâm lý gì nữa, từ đó chuẩn bị một trạng thái tốt cho lần mang thai tiếp theo.

2. Những can thiệp cần thiết

Sau khi xác định được tình trạng sảy thai hay thai lưu, việc lấy thai ra ngoài, vệ sinh và hồi phục là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu không lấy hết thai ra ngoài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ bầu và những lần thụ thai kế tiếp. 

Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào kích thước và độ tuổi của thai nhi. Các bác sĩ sẽ luôn ưu tiên phương pháp đẩy thai tự nhiên mà không can thiệp dao kéo. Nếu để lâu thì mẹ bầu có thể gặp những vấn đề như mất máu, hoại tử, nhiễm trùng,... Thậm chí có thể mất khả năng sinh sản hoặc tử vong.

3. Chuẩn bị sẵn sàng cho những lần mang thai tiếp theo

Để chuẩn bị cho một kỳ mang thai thật trọn vẹn, các mẹ phải sẵn sàng về sức khỏe, tinh thần và kiến thức. Nếu như các mẹ đã nhận biết được dấu hiệu sảy thai và thai lưu có giống nhau không thì việc đầu tư cho bản thân vẫn là yếu tố quan trọng. Hãy bồi dưỡng cơ thể thật tốt, ăn uống lành mạnh và bỏ những thói quen xấu.

Bên cạnh đó, hãy nuôi dưỡng một tâm lý mạnh mẽ, trau dồi nền tảng kiến thức về thai sản và cả quá trình dạy con. Mọi sự chuẩn bị tốt nhất vẫn nên đến từ nhiều phía bao gồm gia đình, chồng và thai phụ.

Mong rằng bài viết này đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi sảy thai và thai lưu có giống nhau không. Papaya luôn mong muốn mở rộng kiến thức về thai sản cho các mẹ nhằm có một kỳ mang thai thật thành công. Hy vọng các mẹ bầu và gia đình sẽ sớm đón chào những thiên thần thật khoẻ mạnh và hạnh phúc!

Quay lạiQuay lại
Share