Quay lạiQuay lại

Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

27/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Huyết áp thấp là gì?
2. Các triệu chứng của huyết áp thấp là gì?
3. Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?
Hạ huyết áp thế đứng
Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương
Mất máu
Các tình trạng đe dọa tính mạng
Sử dụng các loại thuốc trị bệnh theo toa
Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
Thời kỳ mang thai
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
4. Cách phòng ngừa huyết áp thấp
Uống nhiều nước, ít rượu
Chú ý đến các vị trí của cơ thể khi di chuyển
Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carb
Luyện tập thể dục đều đặn
Kết luận 

Huyết áp thấp (hay còn gọi là tụt huyết áp) là huyết áp dưới 90/60 mmHg. Nhiều người không có triệu chứng. Khi nó gây ra các triệu chứng, chúng thường gây các tình trạng như chóng mặt, ngất xỉu. Trong một số trường hợp, hạ huyết áp thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc chẩn đoán điều trị cũng như có các biện pháp phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng.

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg.

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg.

Huyết áp là lực đẩy máu lên thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp tăng giảm theo các hoạt động thường xuyên của bạn, chẳng hạn như ngủ và di chuyển xung quanh.

Huyết áp được tạo thành từ hai phép đo: khi tim đập và trong khoảng thời gian nghỉ giữa các nhịp tim.

  • Huyết áp tâm thu (hay tâm thu) là phép đo lượng máu bơm qua các động mạch khi tâm thất của tim co bóp. Tâm thu cung cấp máu cho toàn cơ thể của bạn.
  • Huyết áp tâm trương (hoặc tâm trương) là phép đo cho thời gian nghỉ ngơi. Tâm trương cung cấp máu cho tim bằng cách lấp đầy các động mạch vành.

Chỉ số huyết áp của bạn được tạo thành từ hai con số: đầu tiên là số đo tâm thu, sau đó là số đo tâm trương. Chỉ số huyết áp bình thường dao động ở mức 120/80 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg thì được xem là huyết áp thấp

Huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Trong những trường hợp đó, hạ huyết áp có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị. Vì khi tim, não hoặc các cơ quan quan trọng khác không nhận đủ lưu lượng máu thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

2. Các triệu chứng của huyết áp thấp là gì?

Các triệu chứng huyết áp thấp phổ biến nhất xảy ra do não không nhận đủ lưu lượng máu, gồm:

  • Chóng mặt hoặc cảm thấy lâng lâng.
  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tầm nhìn mờ hoặc méo mó.
  • Thở nhanh, nông.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp hoặc lơ đễnh, khó tập trung
  • Dễ bị kích động hoặc thay đổi bất thường trong hành vi.

3. Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?

Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson có thể làm hạ huyết áp.

Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson có thể làm hạ huyết áp.

Hạ huyết áp có thể xảy ra vì nhiều lý do. Nguyên nhân của huyết áp thấp bao gồm:

Hạ huyết áp thế đứng

Điều này xảy ra khi bạn đứng dậy quá nhanh và cơ thể không thể bù đắp bằng lượng máu lên não nhiều hơn.

Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương

Các tình trạng như bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến cách hệ thần kinh kiểm soát huyết áp. Người bệnh có thể bị hạ huyết áp ngay sau khi ăn vì hệ thống tiêu hóa của họ sử dụng nhiều máu hơn để tiêu hóa thức ăn.

Mất máu

Mất máu do chấn thương hoặc mất nước cũng có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp. 

Các tình trạng đe dọa tính mạng

Những tình trạng này bao gồm nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), thuyên tắc phổi, đau tim và xẹp phổi. Phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ) hoặc phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết) cũng có thể gây hạ huyết áp.

Sử dụng các loại thuốc trị bệnh theo toa

Hạ huyết áp có thể xảy ra với các loại thuốc điều trị huyết áp, suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm, v.v. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng, vitamin cũng có thể làm giảm huyết áp. Đây là lý do tại sao bạn nên nói với bác sĩ các loại thuốc/thực phẩm bổ sung bạn đang dùng. 

Sử dụng rượu hoặc chất kích thích

Rượu hoặc chất kích thích có thể làm giảm huyết áp (tác dụng của rượu chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể gây ra huyết áp cao).

Thời kỳ mang thai

Hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ. Chảy máu hoặc các biến chứng thai sản khác cũng có thể gây ra huyết áp thấp.

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng hạ huyết áp và làm cho các triệu chứng huyết áp thấp trở nên tồi tệ hơn.

4. Cách phòng ngừa huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để giúp máu lưu thông được dễ dàng.

Người bị huyết áp thấp nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để giúp máu lưu thông được dễ dàng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây huyết áp thấp, các bước sau đây có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng.

Uống nhiều nước, ít rượu

Rượu làm mất nước và có thể hạ huyết áp, ngay cả khi uống điều độ. Trong khi đó, nước làm tăng lượng máu trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Chú ý đến các vị trí của cơ thể khi di chuyển

Nhẹ nhàng chuyển từ tư thế nằm thẳng hoặc ngồi xổm sang tư thế đứng. Hạn chế ngồi khoanh chân.Nếu các triệu chứng của huyết áp thấp bắt đầu khi đang đứng, hãy bắt chéo đùi như một cái kéo và siết chặt. Hoặc đặt một chân lên gờ hoặc ghế và nghiêng người về phía trước. Những động tác này khuyến khích máu lưu thông từ chân về tim.

Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carb

Để ngăn ngừa tình trạng huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.

Luyện tập thể dục đều đặn

Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Tránh tập thể dục trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh.

Xem thêm: Thói quen ăn uống giúp bạn được bảo vệ khỏi đột quỵ

Kết luận 

Huyết áp thấp là một tình trạng có thể không có triệu chứng và nhiều người thậm chí không biết mình mắc bệnh này. Đối với một số người, nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và thậm chí làm gián đoạn cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Nếu bạn nghi ngờ mình bị huyết áp thấp, việc chẩn đoán và điều trị là điều cần thiết. Chẩn đoán và điều trị thích hợp có thể giúp bạn tránh té ngã và các biến chứng không mong muốn. May mắn thay, tình trạng này thường có thể điều trị được và bạn có thể tự chăm sóc bản thân nếu tuân theo lời khuyên từ bác sĩ.

Quay lạiQuay lại
Share